1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 127
  • Khách viếng thăm: 126
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 35755
  • Tháng hiện tại: 42422
  • Tổng lượt truy cập: 7337024

Hội Nông dân huyện Gia Lộc: KẾ HOẠCH LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN NĂM 2015- 2016.

Đăng lúc: Thứ ba - 01/12/2015 20:16 - Người đăng bài viết: admin
Hội Nông dân huyện Gia Lộc: KẾ HOẠCH LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN NĂM 2015- 2016.

Hội Nông dân huyện Gia Lộc: KẾ HOẠCH LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN NĂM 2015- 2016.

KẾ HOẠCH
LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN NĂM 2015- 2016.

I. KẾT QUẢ LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN 2014- 2015
1. Kết quả thực hiện
a. Khối lượng:
Tổng khối lượng thực hiện là: 153.490m3/121.140m3, đạt 126,7% kế hoạch. Cụ thể:
- Đắp bờ kênh trục Bắc Hưng Hải tại xã Yết Kiêu và Phạm Trấn với khối lượng 3.730 m3;
- Nạo vét kênh dẫn nhánh: 37.170m3/32.500m3, đạt 114,4 % kế hoạch.
- Đắp bờ kênh nổi ở xã Quang Minh: 2.000m3.
- Đắp bờ vùng ở xã Đoàn Thượng: 2.000m3.
- Nạo vét cửa cống hố hút: 2.240m3.
- Tiểu thủy lợi: 106.350m3, đạt 127,5% kế hoạch.
b. Tổng kinh phí trên đầu tư: 2.007.325.000 đồng, trong đó:
- Nạo vét kênh dẫn do các địa phương quản lý: 435.000.000 đồng;
- Đắp bờ kênh trục Bắc Hưng Hải (Công ty TNHHMTVKTCTTL tỉnh làm chủ đầu tư và xử lý sạt lở do bão số 1 ở xã Phạm Trấn): 956.000.000 đồng.
- Nạo vét kênh dẫn, cửa cống, hố hút (XNKTCTTL huyện quản lý): 616.325.000 đồng
2. Đánh giá chung
a, Những mặt được
* Công tác làm thủy lợi Đông Xuân 2014-2015 đã được Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo làm thủy lợi Đông Xuân huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chuyên môn của huyện và các địa phương từ công tác xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai thực hiện.
Các địa phương cơ bản đã bám sát kế hoạch được giao để triển khai thực hiện. Đối với tiểu thủy lợi nội đồng, hầu hết các địa phương đều cố gắng khắc phục khó khăn về nhân lực, phương tiện và kinh phí để chủ động thực hiện kế hoạch được giao. Một số địa phương đã kết hợp tổ chức thực hiện dồn điền, chỉnh trang đồng ruộng với đào mới hệ thống thủy lợi như xã Thống Nhất, Trùng Khánh, Gia Hòa, Quang Minh, Nhật Tân.
Nhìn chung đa số các địa phương đã thực hiện tốt hoàn thành kế hoạch  giao. Những địa phương có khối lượng làm thủy lợi nội đồng nhiều là xã: Thống Nhất, Gia Hòa, Trùng Khánh, Quang minh, Nhật Tân...
* Về chất lượng các công trình: Đối với các công trình được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tu bổ, nạo vét và ở những địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng đều được tổ chức thi công bằng cơ giới nên đảm bảo kỹ thuật và khối lượng thiết kế, hiệu quả tưới tiêu cao.
b, Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
* Tồn tại, hạn chế:
- Vẫn còn một số địa phương công tác tổ chức triển khai thực hiện làm thủy lợi Đông xuân còn chậm so với kế hoạch của huyện.
- Việc tu bổ, nạo vét mương xương cá cũng như các những tuyến mương nhỏ trong nội đồng làm chưa được nhiều, chưa đều khắp ở các địa phương, chất lượng còn hạn chế.
- Tình trạng vi phạm công trình thủy lợi như: Vi phạm lấn chiếm hành lang, việc vứt, xả rác của nhân dân xuống các công trình thủy lợivẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương ...(Điển hình như ở các xã Liên Hồng, Hồng Hưng, Gia Xuyên, Phương Hưng) ảnh hưởng đến nhiệm vụ tưới tiêu.
- Một số xã như Liên Hồng, Gia Khánh, Gia Lương... không hoàn thành kế hoạch làm tiểu thủy lợi được giao;
* Nguyên nhân:
-  Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác làm thủy lợi Đông Xuân. Còn ỷ lại vào ngân sách cấp trên và phó mặc cho thôn hoặc HTXDVNN.  
- Chưa thường xuyên quan tâm kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm công trình đê và thủy lợi trên địa bàn.
- Ngân sách địa phương, của HTXDV nông nghiệp khó khăn nên chưa bố trí kinh phí thỏa đáng để thực hiện công tác tu bổ, nạo vét hệ thống thủy lợi theo quy định.
II. KẾ HOẠCH LÀM THỦY LỢI ĐÔNG XUÂN 2015-2016
1.     Yêu cầu
- Đảm bảo hoàn thành khối lượng được giao, thực hiện đúng tiến độ đề ra. Ưu tiên đầu tư nguồn lực để tổ chức nạo vét, khơi thông các tuyến kênh tiêu, tưới tiêu kết hợp; cửa cống lấy nước, hố hút các trạm bơm ....để đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống úng, hạn cho sản xuất.
- Xuất phát từ thực trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, cùng với diễn biến thời tiết thủy văn khó lường cho nên phải chủ động làm tốt công tác làm thủy lợi Đông Xuân, sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ của thời tiết, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, tránh tư tưởng chủ quan coi nhẹ công tác làm thủy lợi Đông Xuân
2. Chỉ tiêu làm thủy lợi Đông Xuân
Căn cứ Quyết định số 2536/QĐ- UBND ngày 05 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân 2015-2016; kết quả kiểm tra công trình thủy lợi tại các xã, thị trấn và yêu cầu để đáp ứng cho sản xuất. UBND huyện xây dựng kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân năm 2015- 2016 như sau:
* Tổng khối lượng: 110.062 m3
Trong đó:
- Đắp, tu bổ bờ kênh trục Bắc Hưng Hải tại địa bàn xã Trùng Khánh (do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức thi công), khối lượng: 857 m3.
- Nạo vét kênh dẫn: 26.450 m3, cụ thể:
+ Do Xí nghiệp KTCTTL huyện quản lý và thực hiện: 04 tuyến, khối lượng 11.450 m3.
+ Do các địa phương quản lý: gồm 9 tuyến ở 6 xã với tổng khối lượng 15.000m3 (UBND huyện làm chủ đầu tư, các địa phương phối hợp thực hiện).
- Tôn cao áp trúc bờ vùng ở 3 xã: Gia Lương, Tân Tiến và Gia Khánh, khối lượng 3.855 m3 (do XN KTCTTL huyện thực hiện).
- Xí nghiệp KTCTTL huyện thực hiện nạo vét cửa cống, hố hút các Trạm bơm: Phạm Trấn, Gia Lương, khối lượng 900 m3 .
- Làm thủy lợi nhỏ nội đồng: 78.000m3.
* Thời gian thực hiện: Tập trung ra quân thực hiện để kết thúc trước ngày 31/12/2015 .
3. Một số giải pháp chủ yếu.
Các cấp ủy đảng, chính quyền phải coi đây là trách nhiệm của địa  phương, do đó tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện làm thủy lợi Đông xuân 2015- 2016 đảm bảo chất lượng, thời gian và chỉ tiêu kế hoạch giao.
a, Về công tác giải phóng mặt bằng
- UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với những công trình, tuyến kênh khi thi công cần phải thực hiện GPMB.
- Những công trình thủy lợi do Doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác nếu cần phải sử dụng đất 03, Xí nghiêp KTCT Thủy lợi huyện có trách nhiệm bàn bạc với các địa phương để giải quyết.
- Các công trình cần mặt bằng đổ bùn, đất nạo vét lên bờ mương, yêu cầu UBND xã đã giao khoán cho các hộ gia đình phải thực hiện việc thanh lý hợp đồng đối với các hộ dân.
- Kết hợp thực hiện dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng với làm thủy lợi Đông Xuân.
b, Về kinh phí đầu tư
- Nhà nước đầu tư kinh phí cho thực hiện tu bổ bờ kênh trục BHH và kinh phí thực hiện nạo vét kênh dẫn nhánh với mức 30.000đồng/m3.
- Đối với nạo vét tiểu thủy lợi nội đồng, các địa phương có giải pháp huy động nhân dân đóng góp kinh phí theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Đối với các công trình do XNKTCTTL quản lý: Từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ và tự bố trí kinh phí của đơn vị. Huy động công nhân tham gia thực hiện.
c, Giải pháp về nhân lực, phương tiện.
Đối với các công trình có khối lượng lớn, mặt bằng thuận lợi, tổ chức thuê máy xúc, máy hút bùn để thực hiện.
Phần tiểu thủy lợi nội đồng, các địa phương phát động nhân dân tham gia, nhất là huy động đoàn viên, hội viên các đoàn thể thực hiện. 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.     Cấp huyện
UBND huyện thành lập BCĐ làm thủy lợi Đông Xuân 2015- 2016. Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân vào đầu tháng 11/2015.
Thành lập Ban quản lý dự án để lập, thẩm định, trình duyệt các hồ sơ và tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán đối với công trình nạo vét kênh dẫn nhánh do UBND huyện làm chủ đầu tư.
- Phòng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn huyện chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương và các địa phương xác định cụ thể vị trí đắp, tu bổ các vị trí xung yếu bờ kênh trục BHH. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn tổ chức thực hiện kế hoạch làm thủy lợi Đông xuân 2015- 2016 đạt kế hoạch.
- Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện phối hợp với Xí nghiệp KTCTTL huyện và các địa phương kiểm tra, đôn đốc nhà thầu khẩn trương khơi thông dòng chảy, xây dựng hoàn trả các công trình và hoàn thiện đấu nối tại các điểm tồn tại do ảnh hưởng của thi công đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể  nhân dân huyện chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể nhân dân các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân  đóng góp công sức tham gia làm thủy lợi Đông Xuân.
2. Cấp xã
- Thành lập BCĐ làm thủy lợi Đông Xuân năm 2015- 2016.
- Căn cứ  vào chỉ tiêu khối lượng được giao, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí, huy động lực lượng tập trung ra quân thực hiện, phấn đấu hoàn thành kế hoạch làm thủy lợi nội đồng trước 31/12/2015.
- Kết hợp thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng với làm thủy lợi Đông xuân. Phát động phong trào thi đua làm thủy lợi Đông Xuân và tuyên  truyền sâu rộng trên Đài truyền thanh xã, thị trấn để động viên, khích lệ nhân dân hăng hái tham gia, chú trọng động viên lực lượng nông dân và phụ nữ tham gia để hoàn thành sớm kế hoạch được giao.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý những vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn xã. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về tình hình và kết quả làm thủy lợi nội đồng về BCĐ huyện, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc để BCĐ làm thủy lợi Đông Xuân huyện chỉ đạo giải quyết.
3. Đề nghị các đồng chí Thường vụ Huyện ủy phụ trách khu, các đồng chí HUV phụ trách xã, thị trấn tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân của các địa phương, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc để báo cáo Thường trực Huyện ủy, UBND huyện kịp thời giải quyết.
Trên đây là kết quả làm thủy lợi Đông Xuân 2014- 2015 và Kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân 2015- 2016, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các xã, thị trấn, Xí nghiệp KTCT Thủy lợi huyện, các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện để đạt kết quả cao./.
 


Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile