QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT BÍ XANH SỐ 2
1. Đặc điểm
Cây bí xanh có tên khoa học là Benicasa cerifera Savi còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng. Quả dùng làm thực phẩm nấu ăn rất ngon, mát. Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo (làm mứt, nhân bánh ăn rất ngon). Do có lớp vỏ dày cứng nên bí xanh có thể bảo quản lâu, vận chuyển tốt, là loại rau dự trữ giáp vụ và dùng cho những vùng thiêú rau. Bí xanh là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao. Bí xanh có nhiều loại : Bí Đá, Bí Bộp, Bí Đao chanh...
Giống bí xanh số 2: Là giống mới chọn lọc ra có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày ở vụ Xuân sớm, 95-110 ngày ở vụ Thu đông; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao: 45-55tấn/ha (vụ Đông xuân ) 40-50tấn/ha (vụ Thu đông). Quả có dạng hình đẹp, vỏ xanh đen, hình thon dài ; dài 60-70cm, có khối lượng bình quân 2,5-3,5chất lượng tốt, ít hat. Cùi (cơm) dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt quả rất lâu lên phấn (lâu già), có thể bán ở giai đoạn non đén tận khi trưởng thành (từ 25-50, 60 ngày tuổi không bị chua, ảnh hưởng đến chất lượng. Giống được đã trồng thử nghiệm tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, cho hiệu quả kinh tế cao: Vốn đầu tư ít từ 18 -30 triệu đồng/ha. Giá bình quân 3.000-4000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 100 -120 triệu đồng/vụ. Lãi thuần đạt 70-80 triệu đồng/ha/vụ, được các địa phương nhiệt liệt hoan nghênh
2. Nguồn gốc, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh Bí xanh có nguồn gốc từ Ấn độ là khu vực nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây bí xanh sinh trưởng phát triển tốt là 24-28°C. Mặc dù vậy hạt bí xanh có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13-15°C, nhưng tốt nhất là 25-26°C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20-22°C. Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần nhiệt độ cao hơn: 25-30°C.
Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cường độ mạnh. Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải ). Ánh sáng trực xạ cừơng độ mạnh ảnh hưởng xấu đên sinh trưởng phát triển của quả, dễ gây rụng hoa, quả non, quả dễ bị thối rám hoạc màu sắc quả bị thay đổi sang màu xanh nhạt hoạc trắng xanh ,không hấp dẫn, giảm chất lượng quả. Vì vậy ta phải chăm sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh hạn chế tác dụng xấu hiện tượng trên, nhằm tăng năng súât và khả năng bảo quản quả, nâng cao hiệu quả sản xuất bí xanh. Bí xanh chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Tuy nhiên trong mỗi thời kì sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lí, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây thì sẽ thu được năng suất cao, chất lượng tốt.Thời kì cây con đến lúc ra hoa đầu bí xanh cần độ ẩm đất 65-70%, thời kì đậu quả đến lúc quả to đẫy bí xanh cần nhiều độ ẩm đất hơn: 70-80%. Vì lúc này khối lượng thân lá lớn. Tuy nhiên không được để bí xanh bị úng ngập, nhất là thời kì phát dục ra hoa kết quả sẽ gây vàng lá, rụng hoa, quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Bí xanh có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, pH thích hợp 6,5-7,5.
3. Kỹ thuật gieo trồng
3.1.Thời vụ : Bí xanh số 2 bố trí Một số cơ cấu luân canh có hiệu quả kinh tế cao:
Dưa Thanh lê xuân - Lúa mùa sớm - Bí xanh Số 2 Thu đông (Rau đông sớm).
Lúa xuân – Dưa Thanh lê hè – Lúa mùa sớm - Bí xanh số 2 Thu đông (Rau đông sớm).
Bí xanh Số 2 Xuân sớm – Đậu tương hè thu (hoạc lúa mùa sớm) – Rau đông sớm. Bí xanh Số 2 Xuân sớm - Dưa Thanh lê hè - Lúa mùa sớm - Bí xanh Số 2 Thu đông (Rau đông sớm). Thuốc lào Đông đuân - Dưa Thanh lê hè - Lúa mùa sớm- Bí xanh thu đông (Rau đông sớm).
Ngoài ra có thể trồng Bí xanh số 2 trên đất bãi ven sông (xuân hè, thu đông sau lũ tiểu mãn), trồng Bí xanh Số 2 xen Đại Táo 15 (hoạc các giống táo khác ở vụ Xuân sớm khi táo ở giai đoạn đốn sau khi thu hoạch xong( Bí xanh số 2 sẽ cho thu hoạch xong trong tháng 5 thời gian còn lại trong năm để Đại táo hoạc các giống táo khác phát triển; Bí xanh số 2 có thể trồng ở trên bờ mương máng, bờ ao( phải bắc giàn như giàn mướp nhưng cần chắc chắn hơn). Trồng Bí xanh Số 2 theo các cơ cấu trên cho hiệu quả kinh tế cao thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ha đầu tư khỏng 20-30 triệu đồng/ha lãi thuần đạt 80-120 triệ đồng/ha.
Có 2 vụ gieo trồng chính đối với giống Bí xanh số 2:
Vụ Xuân sớm : Gieo hạt từ 1/2 - 15/2 (trước và sau tiết lập xuân 10-15 ngày)
Vụ Thu Đông: Gieo hạt từ 1/8- 20/9 (tốt nhất 25/8-15/9 ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng)
3
.2.Gieo hạt
Cách gieo: Do đặc điểm của sinh học của cây bí xanh để đảm bảo cho bí xanh nảy mầm và sinh trưởng, phát triển tốt nhất thì hạt giống bí xanh nên được ngâm 8-10 tiếng đồng hồ trong nước sạch. Sau đó vớt ra rửa sạch, hong vừa hết ẩm; Trước đó chuẩn bị đất vườn ươm: Có thể làm đất nhỏ tơi phẳng mỗi sào cần 2m
2 trên phủ 1 lớp(dày khoảng 1cm )đất hỗn hợp: Đất bột (đất sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) theo tỷ lệ 1: 1được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg Zineb + 1,0kg Urea + 1,5 kg lân + 1,5 kg Kali/1000 kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10-15 ngày trước khi sử dụng.. Sau đó gieo thẳng hạt bí đã ngâm vừa hong khô trên ô đất đó. Gieo xong, phủ kín hạt 1-1,5cm( như gieo mướp); Sau đó phủ một lớp trấu mục mỏng, tưới đều 5-7 ngày cho đến khi hạt mọc đều; Nên làm dàn che mưa, nắng cho chỗ hạt vừa gieo(hoặc gieo vào chỗ bóng mát ở vụ Thu đông sớm); Khi cây con được 2 lá sò đẫy thì đem những cây này cho vào bầu kích cỡ 7x10cm có cắt thủng dọc bầu cho thoát nước hoặc ô lỗ của khay xốp chuyên dụng kích cỡ 6x6cm trên nền hỗn hợp đất giá thể sạch bệnh đủ dinh dưỡng trên để bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, cây con khoẻ mạnh chăm sóc đến lúc đưa ra trồng
+ Tuổi cây con: 10-15 ngày (nhú lá thật đầu tiên) đem trồng là tốt nhất.
3
.3.Làm đất
Trồng Bí xanh có thể làm giàn hoặc không cần làm giàn. Phải làm giàn ở Vụ Xuân Sớm với giống bí xanh Số 2 thì lên luống rộng 2,4 -2,5m (cả rãnh luống). Khoảng cách trồng (hàng x cây) = (140 x 50) cm, hàng cách hàng 140cm, cây cách cây 50cm; có thể làm giàn khum hoạc giàn hình chữ A. Trồng bí xxanh Số 2 không làm giàn (thường vào vụ Thu Đông), để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 4,0-4,5m trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng (hàng x cây) = (2,5-3,0)m x (0,40-0,45)m; Nếu trồng 1hàng trên luống thì lên luống rộng 2,5m trồng 1hàng ở giữa cây cách cây 0,4m (chỉ để giải quyết khi thửa ruộng không đủ kích thước trên)
3.4. Phân bón
Lượng phân bón cho 1ha như sau:
Phân chuồng: 20-30 tấn ( 800-1100kg/sào Bắc bộ).
Đạm Urê : 320kg-360kg (12-14kg/sào Bắc bộ).
Lân super: 400-420kg (15-16kg/sào Bắc bộ).
Kali: 250-280kg (8-10kg/sào Bắc bộ).
Cách bón: Bón lót :Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 đạm + 1/4 kali.
Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn ( sau khi mọc 30-35 ngày).Bón 1/4 đạm + 1/4 kali .
Thúc lần 2: sau khi cây đậu quả rộ (sau đợt 1: 15-25 ngày): 1/4 đạm + 1/4 Kali
Số phân còn lại hoà với nước lã hoặc nước phân chuồng hoai mục pha loãng tưới cho cây.Có thể tưới bổ sung NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém. Giai đoạn đậu quả đầu xong có thể sử dụng phân N:P:K 13:13:13 +TE bón cho cây bí xanh để nâng cao năng suất và chất lượng quả.
3.5. Tưới tiêu
Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước,cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất. Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.
3.6. Các biện pháp chăm sóc khác
Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1; Vun lần 2 kết hợpvới bón thúc lần 2.Bí xanh cần tỉa hết 2-3 nhánh cách gốc 1-1,2m; chỉ để lại 2-3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2-3 quả, nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho nuôi quả tập trung.Nếu để bí bò khi cây dài 60-70cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định.tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.
3.7. Phòng trừ sâu bệnh
Bí xanh thờng bị sâu xanh, rệp bọ phấn phá hoại.khi này sử dụng Sherpa 0,1-0,15% phun cho cây; bí xanh còn bị bệnh sương mai phá hoại, dùng Kasuran, Kocide, Ridomil 0.2-0,3% phun cho cây.Bệnh phấn trắng dùng Bayleton 0.1% phun cho cây (có thể tham khảo thêm một số loại thuốc BVTV mới ở nơi bán thuốc BVTV hoặc các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền).
Lưu ý: Phải tuyệt đối tuân thủ thời gian cách li trước khi thu quả ghi ở trên bao bì, nhãn mác của nơi sản xuất thuốc BVTV; nên tăng cường sử dụng thuốc BVTV sinh học hoặc thảo mộc để đảm bảo chất lượng ATVSTP cho sản phẩm quả.
3.8. Thu hoạch
Quả 50-60 ngày tuổi là thu hoạch được .Bí non(bí rau) có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu quả)
Quả thu nhẹ nhàng vào sáng sớm tránh bị xây xát. Quả già thu về có thể xếp thành hàng , lớp để nơi thoáng mát bảo quản.Bí già có thể bảo quản trên 30 ngày không ảnh hưởng lớn đến chất lượng.
Tác giả: Tiến sĩ Đào Xuân Thảng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (Nguyên Phó viện trưởng Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm)
Ý kiến bạn đọc