1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 46
  • Hôm nay: 9927
  • Tháng hiện tại: 171331
  • Tổng lượt truy cập: 12577064

Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động

Đăng lúc: Thứ hai - 10/12/2018 22:35 - Người đăng bài viết: admin
Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động

Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động

Sáng nay (11/12), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hội Nông dân Việt Nam khai mạc ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018- 2023. Đại hội có chủ đề: “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”.
 
1
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng khằng định: Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động nông dân với tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, dạy nghề cho nông dân

Dự đại hội có 999 đại biểu, gồm 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của gần 10,2 triệu cán bộ, hội viên, nông dân cả nước, tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết của giai cấp nông dân.


Phát biểu khai mạc tại ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018- 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện; cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức gay gắt với nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta.


Cơ hội và thách thức đó đòi hỏi Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động nông dân với tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, dạy nghề cho nông dân; tham gia xây dựng, phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn”; xây dựng Hội Nông dân và giai cấp nông dân trong sạch, vững mạnh để làm tốt vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, dựa vào nông dân và vì nông dân; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế vì mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là những vấn đề Đại hội sẽ tập trung thảo luận làm  rõ và thống nhất các giải pháp để giải quyết một cách có hiệu quả.
 

Trong ngày làm việc sáng nay, Đại hội  tiến hành Bầu Đoàn Chủ tịch gồm 25 đồng chí, Đoàn Thư ký Đại hội gồm 5 đồng chí và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu gồm 11 đồng chí; thảo luận và thông qua Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội; thông qua Quy chế bầu cử; Tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; biểu quyết thông qua Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu và tiến hành chia tổ thảo luận tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam.
 

1
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội


Trong ngày làm việc thứ hai, Đại hội khai mạc trọng thể với sự có mặt đông đủ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương; các đồng chí lãnh đạo các doanh nghiệp đã đồng hành với nông dân.


Tiếp tục buổi làm việc, chiều 11/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII tập trung thảo luận dự thảo các văn kiện trình Đại Hội VII Hội Nông dân Việt Nam.


Đại biểu Nguyễn Khắc Văn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đề nghị: Hội nên xem xét lại chỉ tiêu 100% chi Hội có Báo Nông thôn ngày nay đã hợp lý chưa bởi điều này là không khả thi. Do đó nên sửa là 100% cơ sở Hội có Báo Nông thôn ngày nay thì có khả năng thực hiện được. Đồng thời, nên bổ sung có 100% số cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội Nông dân Việt Nam.

1
Các đại biểu tham gia thảo luận


Chủ tịch Hội Nông dân Hậu Giang Châu Minh Tiến bày tỏ: Về các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ mới 2018-2023, có 100% cơ sở Hội làm tốt công tác vận động hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và xây dựng được ít nhất 01 mô hình về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, nếu 5 năm chỉ xây dựng được ít nhất 1 mô hình về bảo vệ môi trường là quá ít. Tôi cho rằng nên sửa lại tối thiểu mỗi năm có một mô hình sẽ hợp lý hơn.


Về Quỹ Hỗ trợ nông dân, mục đích hỗ trợ vốn cho nông dân xây dựng mô hình và hỗ trợ mở rộng sản xuất. Nhiều địa phương đề nghị giảm lãi suất, tôi kiến nghị nên Trung ương Hội cần tổng kết thống kê lại có bao nhiêu tỉnh đề nghị giữ lãi suất, đề nghị giảm lãi suất.

 
Đồng chí Nguyễn Công Thao- Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: Trong chỉ tiêu số 3, có ít nhất từ 30% cán bộ chuyên trách Hội Nông dân cấp huyện trở lên biết sử dụng 01 ngoại ngữ trong giao tiếp và 100% Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã ở các xã, phường, thị trấn biên giới biết sử dụng ngôn ngữ nước láng giềng là khó thực hiện dù tỉnh Bắc Ninh đã có chính sách thu hút nhân tài đối với những sinh viên  có bằng giỏi. Do vậy nên để thực hiện được tiêu chí này là không hề đơn giản.


Đại biểu Đinh Duy Sung- Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Ngãi cho rằng: Chỉ tiêu số tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân bình quân 10%/năm trở lên. Có 100% các cấp Hội sử dụng có hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân là rất khó. Tôi đề nghị các Trung ương Hội phải tính toán lại chỉ tiêu này. Quảng Ngãi có nhiều huyện miền núi nghèo, cho nên việc tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm tương đối khó. Bên cạnh đó, cũng cần tính toán lại cơ chế hỗ trợ nông dân như thế nào cho hiệu quả hơn.
 

Theo ông Cao Văn Chỉ- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên, Yên Bái: Trong sản xuất nông nghiệp rủi ro rất cao, trong đó có vấn đề hàng giả hàng nhái. Để bảo vệ lợi ích hội viên, cần quản lý tốt đầu vào vật tư nông nghiệp như: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tránh những tổn thất cho nông dân. Về Quỹ hỗ trợ nông dân, cơ chế hỗ trợ từng tỉnh khác nhau. Đề nghị Trung ương Hội đề xuất Chính phủ có chính sách cấp nguồn lực để hỗ trợ các tỉnh nghèo để có thể bắt kịp các tỉnh khá.


Ngày mai (12/12) Đại hội sẽ khai mạc phiên trọng thể tại hội trường.
 
 

Kim Huệ

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile