Vươn lên làm giàu từ làng nghề cổ truyền
- Thứ năm - 04/05/2017 22:41
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhờ chăm chỉ làm ăn, nhiều năm liền gia đình hội viên nông dân Nguyễn Văn Tần ở thôn Đông Cận, xã Tân Tiến (Gia Lộc) luôn là hộ nông dân điển hình làm kinh tế giỏi từ làng nghề truyền thống của quê hương.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông có nghề làm bún cổ truyền. Năm 1983, ông Tần đã thi đỗ vào trường Sĩ quan Lục Quân nhưng không theo học. Một phần do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, một phần ông muốn nối tiếp nghề làm bún cổ truyền của quê hương.
Ông Tần chia sẻ: Nghề làm bún quả vất vả lại lắm công phu. Để làm được sợi bún ngon thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó có 4 công đoạn chính là : vo gạo, xay gạo, vắt thành bột và ủ bột, ép bún. Trong mỗi công đoạn cần dựa vào mùa, thời tiết để điều chỉnh thời gian ngâm, ủ cho phù hợp. Theo ông, để có sợi bún ngon thì chọn gạo chiếm 30%, làm bột quyết định 70% chất lượng bún. Trung bình một ngày gia đình ông sản xuất được 5 đến 6 tạ bún”.
Trước đây, do khoa học công nghệ còn kém phát triển, hầu hết công đoạn làm bún đều làm thủ công. Đến nay, gia đình ông đầu tư mua 1 máy vắt thành bột, một máy ép sợi bún. Không chỉ rút ngắn được thười gian mà còn giúp cho người làm bún đỡ vất vả hơn . Gia đình ông có thuê một công nhân để vo và vớt gạo. Đây là công đoạn đơn giản nhất, các công đoạn quan trọng như ủ và ngâm đều do hai vợ chồng ông trực tiếp làm.
Với chất lượng bún ngon, dai, đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều nơi đã chủ động đến đặt hàng. Các quán ăn, cửa hàng, công trường ở nhiều nơi đều đến lấy bún của gia đình ông. Ông Tần chia sẻ: “làm bún là nghề rất vất vả nhưng đó là nghề truyền thống của quê hương, của gia đình tôi nên bản thân tôi rất gắn bó và yêu nghề này…..”.
Không chỉ làm ăn kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Giờ đây, gia đình ông có một cơ ngơi khang trang, con cái ông đều chăm ngoan, học giỏi. Ông Phạm Văn Chúc, Chủ tịch hội Nông dân xã cho biết: “Gia đình ông Tần luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp của nhà nước, là hộ nông dân tiêu biểu trong xã. Nhiều năm liền ông được Hội nông dân tỉnh công nhận là Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.
Triệu Vy (CTV)
Ông Tần chia sẻ: Nghề làm bún quả vất vả lại lắm công phu. Để làm được sợi bún ngon thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó có 4 công đoạn chính là : vo gạo, xay gạo, vắt thành bột và ủ bột, ép bún. Trong mỗi công đoạn cần dựa vào mùa, thời tiết để điều chỉnh thời gian ngâm, ủ cho phù hợp. Theo ông, để có sợi bún ngon thì chọn gạo chiếm 30%, làm bột quyết định 70% chất lượng bún. Trung bình một ngày gia đình ông sản xuất được 5 đến 6 tạ bún”.
Trước đây, do khoa học công nghệ còn kém phát triển, hầu hết công đoạn làm bún đều làm thủ công. Đến nay, gia đình ông đầu tư mua 1 máy vắt thành bột, một máy ép sợi bún. Không chỉ rút ngắn được thười gian mà còn giúp cho người làm bún đỡ vất vả hơn . Gia đình ông có thuê một công nhân để vo và vớt gạo. Đây là công đoạn đơn giản nhất, các công đoạn quan trọng như ủ và ngâm đều do hai vợ chồng ông trực tiếp làm.
Với chất lượng bún ngon, dai, đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều nơi đã chủ động đến đặt hàng. Các quán ăn, cửa hàng, công trường ở nhiều nơi đều đến lấy bún của gia đình ông. Ông Tần chia sẻ: “làm bún là nghề rất vất vả nhưng đó là nghề truyền thống của quê hương, của gia đình tôi nên bản thân tôi rất gắn bó và yêu nghề này…..”.
Không chỉ làm ăn kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Giờ đây, gia đình ông có một cơ ngơi khang trang, con cái ông đều chăm ngoan, học giỏi. Ông Phạm Văn Chúc, Chủ tịch hội Nông dân xã cho biết: “Gia đình ông Tần luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp của nhà nước, là hộ nông dân tiêu biểu trong xã. Nhiều năm liền ông được Hội nông dân tỉnh công nhận là Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh”.
Triệu Vy (CTV)