Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 28/9 - 5/10)
Đăng lúc: Chủ nhật - 27/09/2015 09:14 - Người đăng bài viết: admin
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 28/9 - 5/10)
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt sẽ tiếp tục phát sinh và phát triển do tình hình thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của lúa thích hợp....
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt sẽ tiếp tục phát sinh và phát triển do tình hình thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của lúa thích hợp.... 1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc trà lúa trỗ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, chủ yếu tại các tỉnh Bắc bộ. Tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời ngay từ khi lúa đòng già - chuẩn bị trỗ.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa mới sẽ phát sinh, gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình nặng cục bộ. Cần theo dõi chặt diễn biến và phòng trừ ở những trà lúa mùa muộn, có mật độ sâu cao.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục tăng mật độ hại chủ yếu trên giống nhiễm giai đoạn trỗ bông - chắc xanh, đỏ đuôi. Khả năng gây cháy ổ vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 nếu không phòng trừ kịp thời.
- Chuột tiếp tục phát sinh, hại nặng những vùng gần gò bãi, mương máng, khu vực gần làng. Đối với khu vực Bắc Trung bộ, chuột sẽ dồn mật độ trên lúa mùa giai đoạn làm đòng - trỗ, chín do lúa HT đã thu hoạch xong.
- Đạo ôn hại cổ bông lúa: Bệnh có xu hướng tăng do điều kiện thời tiết các tỉnh phía Bắc (mưa nắng xen kẽ, sáng sớm và chiều tối có sương mù) thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển trên lúa giai đoạn sau trỗ đặc biệt là trên giống nhiễm. Cần theo dõi chặt diễn biến của bệnh trên đồng ruộng để có các biện pháp phòng chống kịp thời.
- Bệnh lem lép hạt: Có khả năng tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa mùa trà muộn trỗ bông chín khi gặp mưa rào và tố lốc.
- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục phát sinh tăng trên giống nhiễm và các vùng thường nhiễm nặng, nhất là sau mưa ẩm, những vùng bón thừa đạm. Bệnh có thể sẽ tiếp tục lây lan, gây hại nặng sau các đợt mưa rào kèm theo gió lớn. Hạn chế bón phân đạm, phân bón qua lá thúc đòng, nuôi hạt để hạn chế bệnh.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... tiếp tục gây hại trên lúa HT muộn, lúa vụ 3, lúa mùa.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại lúa mùa, lúa vụ 3 giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.
- Chuột: Hại cục bộ lúa vụ 3, lúa mùa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.
c) Các tỉnh phía Nam - Rầy nâu: Tuần tới trên đồng phổ biến rầy tuổi 1 - 3 xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Không nên phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho lúa dưới 40 ngày sau sạ, nhằm bảo vệ thiên địch, hạn chế bộc phát dịch hại.
Đối với những vùng chuẩn bị cấy lúa mùa và gieo sạ lúa ĐX sớm 2015-2016: Đây là thời điểm thích hợp tiến hành ”cấy né rầy” cho lúa mùa và gieo sạ ”né rầy” cho lúa ĐX sớm. - Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt sẽ tiếp tục phát sinh và phát triển do tình hình thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của lúa thích hợp. Những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm có thể bị hại nặng nếu không phát hiện, phòng trị kịp thời.
- Ốc bươu vàng đang có chiều hướng gia tăng diện tích nhiễm, những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị chúng tấn công và gây hại nặng. Ngoài ra, cần lưu ý bệnh bạc lá (cháy bìa lá) giai đoạn mạ - đẻ nhánh. 2. Trên cây trồng khác
Cây vụ đông: Theo dõi và phòng trừ châu chấu hại ngô; ruồi đục ngọn đậu tương; thoát nước để hạn chế bệnh chân chì, huyết dụ. Tổ chức diệt trừ chuột.
Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.
Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
CỤC BVTV KHUYẾN CÁO
Trên lúa: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị đạo ôn Beam 75WP, kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh vi khuẩn. Đối với bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC. Giai đoạn trước trổ và sau trổ có thể phun bộ HAI-BBC phòng trừ nhiều loại bệnh giai đoạn này. Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).
Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR. Sâu cuốn lá nhỏ phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC.
Trên cây trồng khác:
Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.
Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP.
Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).
Cây thanh long: Đốm nâu phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.
Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC. ..
Ý kiến bạn đọc