1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 28
  • Hôm nay: 12890
  • Tháng hiện tại: 199543
  • Tổng lượt truy cập: 12605276

Một số thắc mắc khi áp dụng đệm lót sinh học

Đăng lúc: Thứ tư - 02/03/2016 02:44 - Người đăng bài viết: admin
Một số thắc mắc khi áp dụng đệm lót sinh học

Một số thắc mắc khi áp dụng đệm lót sinh học

Một số thắc mắc khi áp dụng đệm lót sinh thái
1. Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men là gì?
2.1. Lớp đệm lót là gì: là lớp đệm lót chuồng bằng các nguyên liệu như:  trấu, mùn cưa, xơ dừa…
2.2. Đệm lót lên men là gì?  Là cấy nhóm vi khuẩn (vi sinh vật) vào lớp đệm lót.
2.3. Tác dụng của nhóm vi khuấn trong nền đệm lót: Nhóm vi khuẩn có hoạt tính cao, phân giải mạnh các chất thải động vật (phân và nước tiểu) để chuyển hóa thành các chất vô hại (không có mùi). Đồng thời nhóm vi khuẩn lại sử dụng các  chất khí thải độc hại như NH3, H2S để sinh trưởng phát triển và ức chế được vi khuẩn có hại (như nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli. Salmonella…).
Nhóm vi sinh vật này thích ứng cao trong môi trường có nhiệt độ cao, giữa các vi sinh vật có mối quan hệ cộng sinh và hỗ trợ lẫn nhau để sinh trưởng, duy trì sự ổn định về số lượng và hoạt tính trong thời gian dài ở trong nền đệm lót. Chính vì vậy nhóm vi sinh vật đã tiêu hủy hoàn toàn chất thải, làm giảm thiểu các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi, tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, giảm vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng và có sức đề kháng cao.
2. Cơ chê hoạt động của nhóm men phân hủy phân và nước tiểu
2.1. Nước tiểu thấm dần xuống tầng lên men, sau đó hệ vi sinh vật trong đệm lót phân giải. Quá trình nghiên cứu thấy vi sinh vật có khả năng hấp phụ rất mạnh thành phần khí thối ở mức cao nhất, đặc biệt là trong nền đệm lót được làm từ nguyên liệu là mùn cưa vừa có độ cứng và độ xốp lớn nên khả năng hấp phụ lớn hơn nhiều so với các loại nguyên liệu khác.
Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn lên men gây thối  khó chịu:  NH3,  H2S,  Amin hữu cơ, vi sinh vật có ích ức chế và tiêu diệt được vi khuẩn lên men gây thối là do: 
          + Sự áp đảo về số lượng tế bào rất lớn
          + Sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng
          + Sự sản sinh ra các các chất kháng vi khuẩn thối
- Sử dụng các khí trên làm nguồn nguyên liệu cho sinh trưởng
      Saccharomyces cereviseae LV1a       sử dụng NH3
      Thiobacilus NN3b                              sử dụng H2S
       Bacillus subtilis SD1b                     sử dụng H2S
  2.2. Phân với sự đảo lộn của lợn kể cả sự trợ giúp của con người mà được vùi lấp phân tán trong đệm lót và sẽ bị mùn cưa hấp phụ một phần mùi.
    - Các vi sinh vật có ích có trong các hạt mùn cưa bám quanh phân, sẽ tiết ra các enzim ngoại bào thực hiện quá trình lên men hiếu khí
2.3. Cơ chế về sự tiêu diệt các vi sinh vật có hại và gây bệnh trong đệm lót
Sự tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do:
- Nhiệt độ cao của đệm lót
- Sự áp đảo về số lượng của các vi sinh vật có ích đối với vi sinh vật gây bệnh
- Đệm lót: là môi trường lên men, hệ vi sinh vât được chọn lọc: là nhân tố thực hiện quá trình lên men hiếu khí (lên men oxi hóa)
Kết quả: Tạo môi trường hoàn toàn trong sạch.

3. So sánh kết quả Hầm Biogas và Đệm lót sinh học
  Phương pháp khí sinh học Biogas
Nguyên lý xử lý: lên men
  -   Hầm biogas là thùng lên men kín
 - Hệ VSV thực hiện lên men là tự nhiên (trong phân)
- Phương thức lên men yếm khí
Kết quả:
 + Chất thải không được tiêu hủy triệt để
 + Mùi hôi và khí độc còn lớn
+ VSV có hại và gây bệnh còn nhiều
+ Hầm biogas là thùng lên men kín
+ Hệ VSV thực hiện lên men là tự nhiên (trong phân).
+ Chất thải sau hầm biogas cần được xử lý tiếp: Do đó cần đất, cần kinh phí để xây hệ thống ao, bể xử lý tiếp.
+Xử lý chất thải bên ngoài chuồng nuôi Cần chi điện, nước, nhân công để
 Phương pháp đệm lót sinh học
Nguyên lý xử lý: lên men
- Đệm lót sinh học là thùng lên men hở - Hệ VSV thực hiện lên men được chọn lọc có định hướng
- Phương thức lên men: hiếu khí
Kết quả:
+ Chất thải được tiêu hủy triệt để
 + Không còn mùi hôi, khí độc
+ Giảm thiểu các vi sinh vật có hại và gây bệnh.
- Không cần biện pháp xử lý khác.
- Xử lý chất thải tại chuồng nuôi       -  - Chi nhân công cào sới.
- Cần kinh phí không lớn          
đưa chất thải vào bể - Cần kinh phí lớn

4. Hiệu quả từ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học
- Có thể tiết kiệm được 80% nước do không dùng nước để rửa chuồng và tắm rửa cho lợn, nước chỉ dùng để uống và phun tạo độ ẩm cho nền chuồng.
- Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho lợn, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn (nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội).
- Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc.
- Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp pro-ximăng hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.
- Nguyên liệu để làm đệm lót sinh học là các nguồn chất xơ, mùn cưa, trấu, phoi bào, dễ kiếm, rẻ tiền.
- Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đã tạo được môi trường không khí trong lành, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cho người dân xung quanh vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm; duy trì đàn lợn trong khu dân cư, tạo công ăn việc làm, dịch vụ phục vụ chăn nuôi phát triển, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
    5. Dùng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có đòi hỏi gì về vị trí xây chuồng trại không?
- Vị trí để làm trại nuôi bằng đệm lót sinh thái trên cơ bản cũng giống như trại nuôi thông thường, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi chọn vị trí xây trại:
+ Nên chọn vị trí có giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, không có nguồn ô nhiễm công nghiệp, nơi có mặt bằng rộng rãi, nếu có thể đặt ở ví trí hướng Bắc quay về hường Nam thì càng tốt.
+ Đối với vùng đất trũng, nên chọn kiểu đệm lót nằm trên mặt đất. Ngược lại thì ta có thể chọn kiểu nửa trên nửa dưới hoặc hoàn toàn dưới đất.
+ Về chiều cao của chuồng nuôi, từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải cao từ 2,5m trở lên nhằm đảm bảo trao đổi không khí trong mùa hè oi bức.
    6. Cách xác định đệm lót cần phải thay mới và cách thay mới?
- Đệm lót sinh  thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nên tiến hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm cũng như số lần thay mới được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm quá thấp, quá mịn, mật độ nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm. Vì vậy, thời gian thay mới và số lần thay mới lớp đệm nên tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng cho hiệu quả.
Đối với trại gà: lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 15-20cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 20-25cm; Lần 2 Ta thay mới hoàn toàn.
 - Đối với trại heo: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 10-15cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 12-18cm; Lần 2:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm từ 20-30cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 25-35cm. Lần 3: Ta thay mới hoàn toàn.
    Về thời gian thay mới, ta tùy vào loại hình trại nuôi(gà,heo) để xác định thời gian thích hợp.
    7. Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm:
-   Vào mùa xuân hoặc mùa mưa có độ ẩm cao,  cứ 10-15 ngày là ta có thể tiến hành bổ sung nước cho lớp đệm, chú ý không nên bổ sung nước vào những ngày có nhiệt độ quá thấp. 
    Vào mùa giá rét, ta nên dựa vào độ ẩm của bề mặt lớp đệm để quyết định bổ sung nước, thông thường cứ 5-7 ngày một lần.
    Nói chung chỉ cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho bề mặt lớp đệm là được, hoặc ta có thể quan xác bằng mắt thường với hàm lượng nước vào khoảng 30%, lớp đệm có độ xốp và không vón cục là tốt nhất. Với độ ẩm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu và cũng không tạo cảm giác quá mát đối với vật nuôi(như gà,heo), ngược lại sẽ rất có ích đối với lớp da của heo. Như ta thường thấy với chuồng nuôi bằng nền xi măng truyền thống, trên lớp da của con heo thường có các đốm đỏ như Đậu, nhưng khi nuôi trên đệm lót sinh thái với một độ ẩm thích hợp thì hầu như không thấy xuất hiện tình trạng này, ngược lại còn tạo cho ta một cảm giác thoải mái khi chăn nuôi.
    8. Cách duy trì cân bằng cho nấm vi sinh trong lớp đệm:
-   Về vấn đề này, ngoài việc duy trì bằng cách bổ sung nước, ta có thể dựa vào mùi(hoặc độ PH của lớp đệm, độ PH tốt nhất là vào khoảng 5, vì độ PH của phân heo vào khoảng 8.5) để đánh giá xem lớp đệm có hoạt động bình thường hay không.
    Với lớp đệm hoạt đồng bình thường thì ta có thể ngửi thấy mùi hương nhẹ hoặc có mùi của nguyên liệu làm đệm lót(mùn cưa, dăm bào,trấu v.v...), nhưng khi sử dụng một thời gian thì mùi của nguyên liệu sẽ giảm đi và dần được thay thế bởi mùi của phân khi bị phân hủy, nhưng không hôi thối. Trường hợp khi ngửi thấy mùi của amoniac hoặc mùi hôi nhẹ, thì chứng tỏ phân chưa được phân hủy hoàn toàn, hoặc lượng phân và nước tiểu vượt quá khả năng phân hủy của nấm vi sinh, trong trường hợp này ta có thể tiến hành những bước sau đây:
1. Tăng thêm độ dày cho lớp đệm, nhất là vào mùa lạnh, hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh(áp thấp) và tăng thêm một lượng nhỏ cám bắp.
2. Tăng thêm men vi sinh.
3. Xới cho tơi xốp lớp đệm để tăng thêm lượng ôxy, tăng khả năng lên men. Cách làm này thường dùng khi lớp đệm có tình trạng vón cục hoặc thành phần nước quá cao.
4. Giảm mật độ nuôi.
5. Tăng thêm nguyên liệu cho lớp đệm bằng dăm bào(vì có kích thước lớn hơn mùn cưa) như vậy lớp đệm sẽ trở nên tơi xốp hơn.
    9. Sự thay đổi của nhiệt độ bên trong lớp đệm như thế nào?
-   Đa số chúng ta khi sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi đều rất lo lắng khi bước vào mùa hè oi bức, lớp đệm sẽ không thể hoạt động bình thường, chúng ta thường rất sợ nhiệt độ của lớp đệm tăng quá cao sẽ dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Trên thực tế chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng đến vấn đề này.
    Qua quá trình sử dụng thực tế đã chứng minh, những thay đổi của nhiệt độ trong lớp đệm như sau:
    Giai đoạn đầu khi ta phối trộn nguyên liệu cho nền chuồng(chưa cho vật nuôi vào nuôi) thì nhiệt độ thường từ 35-50 độ C, chủ yếu là nhiệt độ của bột ngô trong quá trình lên men. Sau khi nhiệt lượng của bột ngô đã tiêu hao hết, trong lớp đệm không còn thức ăn cần thiết cho nấm, lúc đó đàn nấm sẽ tồn tại ở dạng ngủ đông(không sinh nhiệt) và sẽ tái sinh nhiệt một khi được cung cấp thêm thức ăn cần thiết như phân heo, phân gà, nhưng số lượng phân này sẽ không thể giúp cho lớp đệm sinh nhiệt một cách toàn diện như giai đoạn đầu khi lên men, và nhiệt độ sẽ không thể cao hơn khi lên men bằng bột ngô, vì vậy bên trong lớp đệm luôn luôn có nhiệt(chủ yếu là do đàn nấm bên trong lớp đệm gặp phải nguồn thức ăn từ phân của heo,gà). Và nhiệt độ thường sẽ như sau:
 

Số ngày sử dụng lớp đệm Nhiệt độ trong lớp đệm ℃ Diễn giải
1-7 30-50 Khi nhiệt độ ở giữa lớp đệm dưới 35 ℃ thì ta có thể cho heo vào nuôi.
8-60 40-28 Thường thì nhiệt độ sẽ duy trì ở khoảng 30℃ sau 20 ngày
Sau 60 22-33 Cho dù nhiệt độ ngoài tự nhiên xuống thấp dưới 10℃ thì nhiệt độ bên trong vẫn sẽ đạt đến khoảng 25℃.
 
Ghi chú: Ta lấy nhiệt độ lớp đệm ở độ sâu 30cm, vá cứ càng sâu thì nhiệt độ sẽ càng cao.
    10. Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đối với thức ăn không?
-   Về cơ bản, thức ăn cho heo khi chúng ta nuôi trên đệm lót sinh thái không khác biệt gì so với cách nuôi thông thường. Chúng ta có thể dùng hoàn toàn bằng cám công nghiệp hoặc cám tự phối trộn đều được.
    11. Tốc độ sinh trưởng của heo nuôi trên đệm lót sinh thái có nhanh hơn so với cách nuôi thông thường không?
-   Về cơ bản thì heo nuôi trên đệm lót sinh thái thường tăng trọng nhanh hơn so với cách nuôi thông thường do môi trường sinh sống được cải thiện, giảm thiểu một số dịch bệnh, và quan trọng hơn là có thể tiết kiệm được từ 5-10% lượng thức ăn cũng như nhân công vệ sinh.
    12. Công việc hàng ngày khi nuôi heo trên đệm lót sinh thái
    - Vào buổi sáng khi cho heo ăn, ta kiểm tra xem có phân heo trên bề mặt đệm lót hay không, nếu có, ta chôn số phân đó vào giữa lớp đệm để nấm vi sinh tiến hành phân hủy,  nếu đệm lót có tình trạng vón cục thì ta đánh cho tơi ra là được.
    - Vệ sinh máng ăn cho sạch sẽ trước khi cho ăn, đồng thời kiểm tra xem đàn heo có ăn uống bình thường không, nếu có ta dùng những biện pháp tương ứng để khắc phục. Nếu cần thiết thì cứ 3 đến 5 ngày ta tiến hành tiêu độc một lần.
    - Sau 10-15 ngày ta kiểm tra xem độ ẩm của lớp đệm có đạt chuẩn không(nắm một lớp mùn cưa trên thì và thổi nhẹ, nếu mùn cưa tản ra thì chứng tỏ lớp đệm quá khô cần bổ sung nước), cần chú ý là nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ c thì không nên bổ sung nước.
    13. Chuồng nuôi bằng đệm lót sinh thái có thể tiến hành tiêu trùng khử độc không?
-   Dĩ nhiên là được. Nhưng bạn sẽ tự hỏi: Đệm lót sinh thái hoạt động bằng nấm vi sinh, nếu ta tiến hành tiêu trùng khử độc thì chẳng phải sẽ diệt cả nấm vi sinh? Đúng vậy, khi tiến hành tiêu trùng khử độc thì một lượng nhỏ nấm vi sinh trên bề mặt lớp đệm sẽ bị diệt, nhưng lượng nấm vi sinh bên trong lớp đệm vẫn hoạt động, và sau một thời gian ngắn lượng nấm lại phát triển bình thường nhờ vào quá trình phân hủy chất thải từ vật nuôi.
    14. Những vấn đề quan trọng nào cần chú ý khi sử dụng đệm lót sinh thái?
    Tuy rằng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái có nhiều ưu điểm cũng như lơi ích hơn so với cách nuôi truyền thống, nhưng cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
    1. Khi bắt đầu bước vào mùa hè oi bức, nền chuồng tối kỵ nhất là lót quá dày, thường thì độ dày chỉ nên lót từ 30-40cm, nếu lớp độn chuồng quá dày thì trong quá trình lên men cộng với nhiệt độ ngoài tự nhiên sẽ dẫn đến nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của vật nuôi.
    2. Hàm lượng nước trong đệm lót sinh thái rất quan trọng, một đệm lót đạt chuẩn thì khi đào xuống giữa lớp độn mà không thấy nấm trắng là được, ngoài ra, lớp đệm phải luôn luôn duy trì độ ẩm thích hợp, nghĩa là không gây bụi bẩn trong chuồng nuôi. Trường hợp hàm lượng nước không đủ sẽ gây ra một số hậu quả như sau:
- Đệm lót không thể hoạt động bình thường.
- Vào mùa hè vật nuôi không thể yên nghỉ trên lớp đệm.
- Khi vật nuôi hít phải hạt bụi từ chất độn chuồng sẽ gây ra một số bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng tăng trọng.
    3. Tránh tình trạng phân heo hoặc nước tiểu ủ đóng, nguyên nhân do heo có thói quen thải phân và nước tiểu ở một khu cố định, gây nên tình trạng phân dồn cục bộ, mặt nền quá ướt, vì vậy cần có sự can thiệp kịp thời.
    4. Tuy áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái, nhưng các quy trình về chủng ngừa vaccine tuyệt đối phải nghiêm chỉnh chấp hành.


Tác giả bài viết: Sưu tầm

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Từ khóa:

thắc mắc, áp dụng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile