1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 87
  • Hôm nay: 9927
  • Tháng hiện tại: 173375
  • Tổng lượt truy cập: 12579108

Kỹ thuật trồng nấm sò. Cách chăm sóc nấm sò

Đăng lúc: Thứ năm - 22/03/2018 04:15 - Người đăng bài viết: admin
Nấm sò (hay nấm bào ngư) là một trong những loại nấm dễ trồng và dễ bán nhất trên thị trường hiện nay. Làm nấm sò chỉ cần đầu tư vốn ban đầu rất ít nhưng lại cho lợi nhuận khá cao và ổn định cho bà con trồng nấm. Trung bình cứ 10kg nấm bà con sẽ thu lãi được từ 160-300 nghìn đồng, thậm chí lên đến 800 nghìn tùy vào tưng thời điểm. Vậy, làm nấm sò như thế nào để thu lợi nhuận cao, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bà con kĩ thuật trồng nấm sò, cách làm bịch nấm sò giống cũng như cung cấp cho bà con một số thông tin về giá bán cụ thể của nấm sò trên thị trường.
Giá nấm sò (nấm bào ngư). Quy trình kỹ thuật trồng & chăm sóc nấm sò












Giá bán nấm sò trên thị trường

So với nấm rơm, nấm linh chi,…thì nấm sò vẫn là loại nấm được ưa chuộng và lưu thông mạnh mẽ nhất trên thị trường. Bởi lẽ đây là loại nấm không những cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn cho cơ thể, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, phát triển vi khuẩn có lợi, chống ung thư, dễ kết hợp với nhiều món ăn, làm phong phú thực đơn gia đình mà giá cả lại rất phải chăng.

Một số nơi bà con có thể gọi nấm sò là nấm bào ngư vì hình dáng, đặc điểm của chúng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, dù hình dáng giống nhau nhưng loại nấm có màu trắng thì gọi là nấm sò thì nấm sò có còn nấm bào ngư sẽ có màu đen xám.

Giá nấm sò bán ra trên thị trường tùy theo từng vùng cụ thể mà có những sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Khu vực miền Bắc: giá dao động từ 40.000 – 80.000 đồng/1 kg.
  • Khu vực miền Trung: giá dao động từ 40 – 70.000 đồng/ 1 kg.
  • Khu vực miền Nam: giá dao động từ 30 – 80.000 đồng / 1 kg.

Giá bán nấm tùy theo vùng miền và tùy theo ngày mà có sự chênh lệch và dao động khác nhau nên rất khó đưa ra một mức giá chung và cụ thể.

Giá nấm sò (nấm bào ngư). Quy trình kỹ thuật trồng & chăm sóc nấm sò

Kỹ thuật trồng nấm sò

Trồng nấm khác với trồng các loại cây rau, củ, quả khác. Tuy nhiên, kĩ thuật trồng nấm sò lại không hề khó. Nhờ nhân rộng mô hình trồng nấm sò mà rất nhiều bà con nông dân vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình. Để trồng nấm sò, bà con thực hiện theo các bước như sau:

1. Xây dựng nhà nấm

Nếu như trồng nấm rơm bà con có thể không cần xây dựng nhà chứa nấm có mái che, nhưng đối với nấm sò, bà con cần phải xây dựng nhà chứa. Sở dĩ cần như vậy vì nấm sò phát triển trong điều kiện ít ánh sáng, ưa bóng tối.

Nhà chứa nấm bà con không cần phải đầu tư nhiều, cách tốt nhất nên xây nhà chứa bằng tre, che chắn bằng các tấm phiên bằng lá hoặc tôn. Các thanh tre làm trụ xây dựng nhà chứa nấm phải thật chắc chắn (bà con đầu tư lâu dài thì nên xây bằng bê tông). Phía trên nhà chứa, bà con gác các đòn tay bằng tre liên tiếp nhau để treo các bịch nấm lên. Mỗi đòn cách nhau khoảng 40 – 50 cm.

Giá nấm sò (nấm bào ngư). Quy trình kỹ thuật trồng & chăm sóc nấm sò

2. Thời vụ làm nấm

Nấm thường phát triển mạnh trong không khí ẩm ướt nên thường được bà con trồng nhiều vào những ngày đầu thu đến cuối mùa xuân năm sau. Đó cũng chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để trồng và phát triển loài thực vật này.

3. Chuẩn bị nguyên liệu làm nấm

*Rơm

Để làm nấm sò nguyên liệu đầu tiên không thể thiếu đó chính là rơm – nguyên liệu chủ yếu để trồng tất cả các loại nấm.

Bà con cần chuẩn bị rơm trước khi bắt đầu làm nấm. Tốt nhất vẫn là loại rơm được thu gom ngay sau vụ lúa hè – thu. Ngoài ra, chỉ cần sợi rơm vàng, thơm mùi lúa, không bị mục nát là đều đạt chuẩn để làm nấm sò.

*Bịch nấm sò giống

Sau khi có rơm, bà con cần liên hệ với trung tâm cung cấp giống nấm để đặt mua hạt giống. Thông thường giống nấm sẽ được Trung tâm phát triển cây trồng – vật nuôi hoặc các trại giống cung cấp. Khi lựa chọn các bịch nấm sò giống bà con cần lựa chọn những bịch giống đã lên men trắng đều, kết khối cứng, không bị mềm, nhão phía dưới đáy, có màu vàng hoặc màu đen. Vì những bì giống đều bị lẫn tạp chất, hư hỏng, không cho hiệu quả tốt nhất.

 

Thông thường mỗi bịch giống nấm sò sẽ nặng 0.5kg. Mỗi kg như vậy được bán với giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng.

*Giá ủ rơm

Bà con cần chuẩn bị một giá bằng tre. Giá cách mặt đất một khoảng từ 30 – 40 cm. Bề mặt giá xếp các thanh tre đan xen nhau thành dạng lưới để đựng rơm ủ, đồng thời để rơm thoát nước.

*Túi nilon

Nấm sò thường được trồng trong bịch nilon nên bịch nilon là một trong những vật dụng bà con không thể quên trong khâu làm nấm. Bà con nên mua loại bịch nilon trong suốt, có chiều cao 50cm, rộng 35cm.

Sau khi mua bao nilon về, bà con gập hai mép đáy túi nilon lại, dùng một que hương hui vào để dán hai mép lại với nhau. Sau đó bà con lộn ngược túi nilon lại. Khi đó, chúng ta có một bịch đựng nấm hoàn chỉnh.

*Bông, giây thun, vôi, giây treo bịch nấm

Ngoài những nguyên liệu chính ở trên bà con cần chuẩn bị thêm vôi để xử lí rơm. Bông gòn để đậy phía trên bịch nấm. Giây thun để buộc bịch nấm. Cuộn dây nilon dài để treo các bịch nấm rơm lên.

Giá nấm sò (nấm bào ngư). Quy trình kỹ thuật trồng & chăm sóc nấm sò

4. Quy trình làm nấm

Kĩ thuật trồng nấm sò cũng tương tự như kĩ thuật làm các loại nấm khác. Bà con làm theo thứ tự các bước như sau:

Bước 1. Xử lí rơm

Bà con chuẩn bị một bể chứa cao tầm 40 -50cm, rộng 2m, dài 4m. Hòa vôi theo tỉ lệ 3kg vôi/100 lít nước, khuấy đều.

Tiếp đó, bà con cho rơm vào xử lí, sao cho nước vôi ngập hết rơm để loại bỏ các tạp chất, các vi khuẩn có hại trong rơm.

Bước 2. Ủ rơm

Rơm vớt ra từ nước vôi bà con cuộn lại thành từng bó nhỏ, xếp lên giá ủ rơm. Lần lượt cho đến khi hết rơm. Sau đó lấy bạt quấn quanh giá ủ rơm, đậy rơm lại.

Thời gian ủ rơm cho nấm sò kéo dài hơn so với nấm rơm, kéo dài từ 7– 10 ngày. Trong thời gian ủ, sau 5-6 ngày đầu tiên bà con cần trở rơm ủ để rơm thoát khí, đồng thời để có thể kiểm tra chất lượng của rơm nhằm có những điều chỉnh kịp thời cho rơm ủ.

Bước 3. Cho nấm vào bịch

Sau khi lấy rơm từ giá ủ ra, bà con cắt rơm ra thành từng khúc từ 13-17cm.

Bịch giống nấm sò được ủ bằng các hạt lúa, bà con lấy giống ra, bóp vụn thành từng hạt tách rời có dính lớp men trắng.

Bà con cho rơm vào bịch đựng nấm theo từng lớp. Lớp đầu tiên bà con nhận rơm cao từ 5-7cm, cần chú ý nhận rơm xuống cho chắc tay, chặt rơm. Sau đó bà con rải hạt giống nấm xung quanh mép bịch nấm, cần chú ý rải đều, không được thưa quá hoặc dày quá. Tiếp đó, rắc một ít trên bề mặt rơm ở giữa. Tiếp tục nhận lớp rơm thứ 2 vào. Tương tự như vậy một bịch nấm bà con có thể cho vào từ 4-5 lớp rơm – giống – rơm – giống như vậy.

Sau khi cho rơm vào xong, bà con lấy một ít bông gòn, bỏ vào ngay giữa miệng túi, lấy giây thun buộc lại.

Giai đoạn cho rơm vào bịch này có thể xem là một công đoạn ủ nấm lần 2. Công đoạn ủ này cần từ 20-30 ngày để nấm có thể lên men đều. Đây cũng chính là khâu quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả mẽ nấm. Những bịch nấm đạt tiêu chuẩn chính là những bịch lên men nấm màu vàng trắng khắp bề mặt rơm bịch nilon. Còn những bịch nấm có màu đen hoặc chỗ vàng trắng, chỗ đen thì đó là những bịch nấm hư, không đạt tiêu chuẩn.

 

Bước 4. Treo bịch nấm rơm lên giá

Sau 20-30 ngày ủ nấm trong túi nilon. Bà con có thể cho các bịch nấm lên giá, chờ đợi thu hoạch nấm. Trước khi treo nấm lên, bà con tháo sợi giun, lấy bông ra khỏi và buộc chặt miệng túi lại bằng sợi giun ban đầu.

Các sợi dây nilon bà con cắt thành từng đoạn dài tùy theo độ cao của giàn nấm. Thông thường từng dây treo treo được 5-7 bịch nấm.

Khi cho nấm lên dây và con lệch ngược bịch nấm lại. Tức là phần miệng bịch sẽ cho xuống dưới còn đáy bịch sẽ cho lên trên. Bà con chú ý giữa từng bịch nấm cần có một khoảng cách nhất định khoảng 5cm để nấm thoát hơi nước và cho năng suất cao hơn. Không để các bịch nấm chồng trực tiếp lên nhau.

Sau khi treo nấm lên dây xong, bà con dùng dao lam rạch từng đường nhỏ từ 3-4cm để các tai nấm từ đó mọc ra bên ngoài. Mỗi bịch như vậy và con chỉ rạch từ 5-7 đường.

Bước 5. Chăm sóc và thu hoạch

Sau khi treo các bịch nấm lên, bà con chỉ cần chờ đợi nấm mọc ra và thu hoạch. Tuy nhiên, vì nấm ưa mát, phát triển trong môi trường ẩm nên bà con cần chú ý tưới nước theo hình thức tưới phun sương vào các bịch nấm để nấm phát triển tốt. Cho năng suất cao.

Mỗi ngày bà con có thể thu hoạch nấm 2 lần vào sáng sớm và giữa chiều.

 

Tại sao bà con nên trồng nấm sò?

Khi công nghệ, khoa học phát triển, nhưng mô hình nông nghiệp hiện đại dần ra đời thay thế cho lao động nông nghiệp chân tay thông thường. Nếu chỉ trồng lúa, quanh năm với lúa thì không tạo thêm được thu nhập cho gia đình mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, năm mất năm được. Đồng thời, trồng lúa mỗi năm chỉ có hai vụ, quỹ thời gian dư thừa của bà con khá nhiều.

Vậy nên, bà con nên tranh thủ phát triển mô hình trồng nấm. Nguyên liệu bà con đã sẵn có, chỉ cần bỏ thêm ít công sức là đã thu về giá trị lợi nhuận rất lớn. Mặt khác, nấm lại là thực phẩm thiết yếu nên rất dễ bán, dễ tiêu thụ.

Trên đây là một số thông tin về giá bán của nấm sò cũng như kĩ thuật trồng nấm mà bà con có thể tham khảo để phát triển, nhân rộng mô hình trồng nấm của mình. Chúc bà con thành công!
        Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện



Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile