1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 41
  • Khách viếng thăm: 38
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 18102
  • Tháng hiện tại: 72490
  • Tổng lượt truy cập: 10881313

Hội Nông dân huyện Gia Lộc: Phương Án Sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2015-2016

Đăng lúc: Thứ ba - 01/12/2015 22:04 - Người đăng bài viết: admin
Hội Nông dân huyện Gia Lộc: Phương Án Sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2015-2016

Hội Nông dân huyện Gia Lộc: Phương Án Sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2015-2016

Mặc dù là một năm có vụ đông xuân ấm, sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, nhất là chuột và bệnh đạo ôn. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt và kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tích cực, nỗ lực khắc phục khó khăn của các hộ nông dân nên năng suất, sản lượng và giá trị các đối tượng cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra

PHƯƠNG ÁN

SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2015 – 2016

PHẦN THỨ NHẤT

 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2014-2015

1. Mặc dù là một năm có vụ đông xuân ấm, sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, nhất là chuột và bệnh đạo ôn. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt và kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tích cực, nỗ lực khắc phục khó khăn của các hộ nông dân nên năng suất, sản lượng và giá trị các đối tượng cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra:
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện 6.168 ha, đạt 102% so với kế hoạch. Trong đó diện tích lúa 4.864 ha, đạt 102,4% KH. Rau màu các loại 1.304 ha, đạt 100,3% KH.
- Trong sản xuất lúa: Chủ yếu gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, chất lượng; mở rộng diện tích gieo cấy bằng phương thức gieo thẳng và cấy bằng mạ trên nền đất cứng. ( Diện tích gieo cấy lúa ngắn ngày là 4.440 ha, chiếm 91,3% ; Diện tích gieo thẳng và cấy bằng mạ trên nền đất cứng là 3.736 ha, chiếm 76,8% diện tích).
Một số địa phương thực hiện tốt là: Trùng Khánh, Yết Kiêu, Thống Nhất, Liên Hồng, Nhật Tân, Đồng Quang, Quang Minh, Phạm Trấn..... Vì vậy năng suất lúa đạt 66,55 tạ/ha, cao hơn vụ Chiêm xuân 2013 - 2014 là 0,9 tạ/ha.
- Trong sản xuất rau màu vụ xuân: Các cây rau quả thực phẩm cho giá trị kinh tế cao vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (83,4% diện tích), Bên cạnh các cây trồng truyền thống như Cải, dưa các loại, những cây trồng dễ tiêu thụ, cho giá trị kinh tế cao như Mướp đắng, cà tím, ngô Nếp... được đưa vào sản xuất với diện tích tăng hơn. Nhiều nơi nông dân đã giảm diện tích lúa để chuyển sang gieo trồng rau màu nên cho giá trị kinh tế cao như ở Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Đồng Quang, Nhật Tân...
(Diện tích, giá trị lúa và một số cây rau màu có  biểu 01, 02 kèm theo).
2. Xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất tập trung, trình diễn giống mới:
- Vụ Chiêm xuân 2014 - 2015 các địa phương xây dựng được 42 vùng gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng với tổng diện tích 1.018 ha, bình quân 1 vùng có diện tích 24 ha. Một số xã xây dựng và thực hiện được nhiều vùng như Quang Minh (3 vùng, 100 ha), Đức Xương (4 vùng, 185 ha), Đồng Quang (4 vùng, 120 ha). Trong vùng đã thực hiện sản xuất cơ bản một loại giống vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, điều hành và nâng hiệu quả sản xuất.
- Các cơ quan chuyên môn của huyện đã chủ động làm cầu nối cho các HTXDV nông nghiệp liên kết với Viện CLT-CTP, các công ty, đơn vị xây dựng và trình diễn một số mô hình giống mới như: GL105 ở Hồng Hưng, GS747 ở Thống Nhất, ĐA1 tại Trùng Khánh, Gia Khánh, Tám xoan đột biến….Qua đó đã lựa chọn được một số giống có triển vọng, có thể mở rộng trong những vụ tiếp theo.
3. Tuy nhiên trong vụ Chiêm xuân 2014- 2015 còn một số tồn tại là: Một số địa phương chưa cương quyết trong việc chỉ đạo, tuyên truyền và hướng dẫn do đó nhiều hộ nông dân vẫn đưa vào gieo cấy một số giống lúa ngoài cơ cấu, nhiễm bệnh nặng như BC15 đã làm tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất như tại Đức Xương, Lê Lợi, Thống Nhất…; Việc chấp hành lịch thời vụ ở một số nơi chưa nghiêm, dẫn đến lúa bị chín ép làm giảm năng suất do cấy muộn, đến giai đoạn lúa vào chắc đến chín gặp điều kiện khô hạn.
Các loại rau là Cải bắp, su hào các hộ nông dân ở Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Phạm Trấn…vẫn gieo trồng muộn, diện tích nhiều nên khó tiêu thụ, giá trị thấp mặc dù được khuyến cáo từ nhiều năm.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2015- 2016

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, nhất là Đảng bộ huyện xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, vì vậy đã định hướng và dành sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư về hạ tầng, giá giống…
- Các TBKT về giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác mới ngày càng phát triển sẽ  thúc đẩy sản xuất phát triển.
-  Việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng được thực hiện ở hầu hết các địa phương cũng như chính sách về tích tụ ruộng đất, về tiêu thụ sản phẩm… có tác động không nhỏ theo hướng tích cực đến sản xuất nông nghiệp.
2. Khó khăn
- Chất lượng nguồn nước và hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất còn hạn chế.
- Thời tiết, sâu bệnh vụ Đông xuân diễn biến phức tạp, khó lường.
- Giá trị nông sản phẩm không cao, hiệu quả kinh tế thấp nên nông dân  thiếu quan tâm để đầu tư nhiều cho sản xuất. Lao động nông nghiệp bị chia sẻ với các ngành kinh tế khác và xu hướng ngày càng già hóa.
3. Dự báo thời tiết vụ đông xuân 2015- 2016
Theo dự báo của ngành Khí tượng thuỷ văn, năm 2016 tiếp tục chịu ảnh hưởng của hiện tượng Elnilo. Do đó thời tiết vụ Đông Xuân khả năng sẽ ấm và khô hạn. Tuy nhiên đến tháng 4/2016 vẫn có thể có những đợt không khí lạnh với cường độ khá mạnh làm nhiệt độ giảm sâu.
4. Quan điểm chỉ đạo:
Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015- 2020, tiếp tục thực hiện tổ chức sản xuất thành các vùng tập trung, hàng hóa, phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế ven đô với cả lúa, rau, màu. Bảo đảm sự an toàn trong sản xuất; Lấy giá trị và hiệu quả kinh tế là mục tiêu trong sản xuất.
Tăng cường và đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng mở rộng diện tích gieo trồng cây rau màu; giảm tối đa diện tích gieo cấy giống lúa dài ngày; cương quyết không bố trí gieo cấy các giống lúa nhiễm sâu bệnh, nhất là nhiễm nặng bệnh đạo ôn như BC15; mở rộng diện tích được gieo cấy bằng phương thức gieo thẳng và cấy bằng mạ trên nền đất cứng, không tổ chức gieo mạ dược qua đông cho các giống ngắn ngày; khuyến khích và mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây trồng có bao tiêu sản phẩm...
II. MỤC TIÊU
1. Sản xuất rau màu
a) Diện tích: Phấn đấu đạt 1.350 ha trở lên (Không tính diện tích trồng đào hoa)
b) Cơ cấu các loại cây trồng
     - Rau các loại:       400 ha               - Bầu, Bí, Mướp:        200 ha,
     - Dưa các loại:        450 ha                 - Ngô các loại:            150 ha          
     - Cà các loại:           100 ha                 - Các cây khác:            50 ha         
2. Sản xuất lúa
a) Diện tích, năng suất
 - Tổng diện tích gieo cấy lúa: 4.800 ha.
- Năng suất phấn đấu đạt 67 tạ/ha trở lên.
b) Cơ cấu trà lúa, giống lúa
- Các giống lúa dài ngày: 5% diện tích gieo cấy, chủ lực là giống Xi23.
- Các giống lúa ngắn ngày: 95% diện tích gieo cấy, gồm các giống: P6, BT7 các loại, nếp DT22, ĐN20  Q5, Thiên ưu 8, PHB 71, 27P31. :
+ Lúa chất lượng, giống chủ lực: P6, BT7 các loại, nếp DT22 các loại.
+ Giống lúa hàng hóa giống chủ lực:  BT7, P6,Q5, PC26, Nếp.
- Lựa chọn một số địa phương xây dựng kế hoạch ký hợp đồng với Công ty cổ phần giống cây trồng Viện CLT-CTP tổ chức sản xuất và tiêu thụ giống lúa PC26 từ 300- 500 ha. Mở rộng diện tích gieo cấy giống Tám xoan đột biến; Xây dựng các mô hình với diện tích mỗi mô hình từ 3-5 ha gieo cấy các giống: GL105, lúa lai TH 3-5, J03, J05....(Nội dung này UBND huyện giao cho phòng NN và PTNT, Trạm khuyến nông huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị và UBND các địa phương tổ chức thực hiện).
 III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy vùng sản xuất
Tiếp tục thực hiện việc quy vùng sản xuất tập trung; Duy trì và mở rộng số lượng, quy mô vùng sản xuất đã có; Khuyến khích tăng cường hợp tác liên kết trong việc thực hiện các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất. Gắn quy vùng sản xuất với chính sách hỗ trợ, cụ thể:
- Mỗi địa phương:
+ Có ít nhất 2 vùng gieo cấy lúa chất lượng và lúa lai. Quy mô mỗi vùng từ 20 ha trở lên;
+ Có ít nhất 01 vùng trồng rau màu, quy mô 10 ha trở lên;
- Các xã Gia Xuyên, Gia Tân quy hoạch để mở rộng diện tích trồng cây đào hoa. Đồng thời khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng các TBKT trong việc trồng, chăm sóc và tạo dáng, thế để nâng cao giá trị;
- Chỉ đạo quy vùng và tổ chức sản xuất rau quả thực phẩm theo hướng an toàn, tiến tới sạch tại các xã Phạm Trấn, Lê Lợi, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Thống Kênh, Gia Tân, Nhật Tân...
- Các xã Quang Minh, Đồng Quang, Nhật Tân, Thống Kênh, Trùng Khánh, Thống Nhất...Ngoài các giống P6, BT 7 cần lựa chọn để quy vùng sản xuất giống lúa PC26 theo mô hình liên kết với Viện CLT và CTP.
- Các xã Gia Khánh, Tân Tiến, Yết Kiêu, Thống Kênh, Gia Tân...có thể mở rộng sản xuất giống lúa Nếp, Q5 theo hướng hàng hóa.
2. Các giải pháp kỹ thuật
2.1 Đối với rau màu
Chỉ đạo tốt việc gieo trồng, thâm canh các loại rau màu đạt năng suất, sản l­ượng cao, an toàn. Tăng cướng áp dụng TBKT vào sản xuất như làm khum vòm che phủ nilon để sản xuất rau trái vụ…
a) Về giống: Sử dụng các giống ngắn ngày, giống lai F1 có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao do các công ty có uy tín sản xuất và cung ứng ...
b) Thời vụ: Rau màu vụ Xuân được gieo trồng từ ngày 11/12/2015-20/3/2016. Để bảo đảm năng suất, hiệu quả sản xuất yêu cầu thời vụ các cây trồng phải được bố trí phù hợp. Đồng thời khuyến khích gieo trồng một số cây trồng trái vụ, lệch thời vụ để tiêu thụ thuận lợi và cho giá trị cao trên một đơn vị diện tích, cụ thể giảm diện tích gieo trồng su hào, bắp cải muộn, tăng diện tích gieo trồng các cây dễ tiêu thụ như: dưa chuột, bí xanh, cà các loại, mướp đắng...:
Lưu ý: Các cây ưa ấm như Dưa chuột, Ngô, Bầu bí thường bố trí gieo trồng từ đầu tháng 2. Một số loại như Cải bắp, su hào rau không bố trí trồng quá muộn, do khó tiêu thụ nên giá trị thấp.
c) Quy trình kỹ thuật: Thực hiện tốt quy trình ngâm ủ giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm, gieo cây giống trong bầu để tiện chăm sóc, bảo vệ và giảm thời gian chiếm đất, tranh thủ thời vụ. Thực hiện che phủ nilon cho cây con khi điều kiện thời tiết bất thuận. Xử lý đất trước khi trồng để hạn chế sâu bệnh phát sinh và gây hại. Tăng cường công tác vệ sinh đồng ruộng.
Tăng cường tuyên truyền và áp dụng thực hiện các khâu trong sản xuất theo hướng an toàn. Trong đó lưu ý một số khâu như:
+ Sử dụng nước tưới: Nguồn nước không bị ô nhiễm. Tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, gần nghĩa trang nhân dân chưa qua xử lý để tưới.
+ Sử dụng phân bón: Với phân hữu cơ chỉ sử dụng phân bón đã hoai mục và bón trực tiếp vào đất bằng cách vùi sâu, đảm bảo phân không tiếp xúc vào bộ phận ăn được của rau. Khi sử dụng phân vô cơ phải đảm bảo đúng liều lượng, tránh bón đạm quá mức. Dừng bón phân đạm trước khi thu hoạch 10 ngày.
+ Sử dụng thuốc BVTV: Áp dụng các biệp pháp quản lý cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Khi cần thiết phải sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo: sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc, độ độc thấp, nhanh phân giải trong môi trường, có thời gian cách ly ngắn; khuyến cáo sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc...
2.2. Đối với sản xuất lúa
a) Thời vụ
 Năm 2016 lập Xuân vào ngày 04/2- ứng với ngày 26/12 âm lịch. Theo nhận định thời tiết vụ Xuân ấm và khô hạn nên thời vụ gieo cấy tập trung từ 01- 15/02/2016, để lúa trỗ bông tập trung vào đầu tháng 5/2016.
(Lịch gieo cấy cụ thể từng giống có phụ lục kèm theo phương án này)
b) Về giống
- Yêu cầu 100% diện tích được gieo cấy bằng các giống nằm trong cơ cấu, đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, giống của các công ty, trạm trại có địa chỉ rõ ràng.
c) Làm đất
Các địa phương xây dựng kế hoạch làm đất sớm, kết hợp với công tác vệ sinh đồng ruộng. Đối với diện tích không gieo trồng cây vụ Đông tiến hành cày lật sớm để đất được ải, tiến hành đảo ải (Nếu có điều kiện). Đối với diện tích trồng cây rau màu vụ Đông tiến hành cày phá luống, giải phóng đất ngay sau khi thu hoạch.
d) Thủy lợi
Do dự báo nguồn nước năm nay thấp hơn so với TBNN nên UBND các xã, thị trấn, XNKTCTTL huyện triển khai và thực hiện có hiệu quả kế hoạch làm thủy lợi Đông xuân. Trong đó quan tâm ưu tiên việc hoàn thành kế hoạch đắp đê BHH, nạo vét các kênh tiêu, kênh tưới tiêu kết hợp và huy động nông dân tập trung làm thủy lợi nội đồng sớm, nhất là những vùng không gieo trồng cây vụ Đông, tổ chức tu sửa, nạo vét kênh mương.
Chỉ đạo HTXDVNN phối hợp với Xí nghiệp KTCTTL huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hợp lý để bảo đảm nước phục vụ khâu làm mạ. Đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch chống hạn, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất, nhất là giai đoạn đổ ải, gieo cấy, đẻ nhánh và làm hạt.
e) Phân bón
- Bón phân đủ, cân đối, bón lót sâu, tăng sử dụng phân hữu cơ vi sinh, rơm rạ xử lý, tăng kali cho lúa lai và lúa chất lượng. Phương châm bón sớm, bón tập trung, “nặng đầu, nhẹ cuối” để lúa sinh trưởng sớm, đẻ nhánh tập trung, hạn chế sâu bệnh.
Các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các HTXDV nông nghiệp tăng cường tổ chức cung ứng cho nông dân các loại phân bón đảm bảo chất lượng của các công ty, đơn vị sản xuất có thương hiệu được công nhận.
f) Bảo vệ thực vật
- Vụ Đông xuân ấm là điều kiện thuận lợi cho chuột và các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh gây hại mạnh do vậy các địa phương cần tăng cường công tác diệt chuột ngay từ đầu vụ. Kiện toàn các tổ, đội chuyên diệt chuột; thực hiện diệt chuột bằng biện pháp thủ công vào hai thời điểm là trong thời kỳ phơi ải và sau khi gieo cấy. Diệt bằng thuốc hóa học và sinh học trong thời kỳ lấy nước đổ ải. Diệt chuột phải tiến hành đồng loạt ở tất cả các địa phương để tăng tính hiệu quả.
- Trạm BVTV tăng cường công tác dự tính dự báo các đối tượng sâu bệnh hại sẽ phát sinh ở từng thời điểm để hướng dẫn nông dân phòng trừ đạt hiệu quả. Chú trọng đối tượng bệnh đạo ôn, có thể phát sinh sớm.
- Các ngành, các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh thuốc BVTV. Kiên quyết xử lý các hộ kinh doanh không đủ điều kiện, kinh doanh thuốc kém phẩm chất, thuốc ngoài danh mục ....
3.  Về chính sách hỗ trợ sản xuất
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống cho nông dân đối với các địa phương thực hiện quy vùng sản xuất tập trung các giống lúa hàng hóa, giống có bao tiêu sản phẩm và mô hình sản xuất một số giống mới. Cụ thể, hỗ trợ khoảng 50% giá giống cho nông dân khi tham gia mô hình sản xuất tập trung trong vùng có quy mô từ 20 ha trở lên với các giống: P6, Bắc thơm các loại; Vùng có quy mô từ 10 ha trở lên với những giống PC26, Thiên ưu 8, Tám xoan đột biến; Vùng có quy mô từ 3 ha trở lên với các giống lúa nếp các loại và một số giống mới theo mô hình khuyến nông.
- Hỗ trợ khoảng 50% giá giống rau màu và hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch để sản xuất rau, hoa, quả trong vùng dự án theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV nhiệm kỳ 2015- 2020.
UBND huyện giao Phòng NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, các Doanh nghiệp, cơ quan khoa học và UBND các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện cụ thể.
IV.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp huyện
- UBND huyện tổ chức Hội nghị triển khai Phương án sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2015- 2016.
- Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông huyện phối hợp với Viện CLT&CTP, các công ty và UBND các địa phương lựa chọn đưa vào sản xuất một số giống cây rau màu và lúa có triển vọng để tổ chức sản xuất mô hình. Đồng thời tổ chức theo dõi, đánh giá tổng kết và đề xuất phương hướng sản xuất cho những vụ tiếp theo.
- Trạm Khuyến nông huyện có trách nhiệm xây dựng quy trình kỹ thuật cho từng giống, từng loại cây trồng vụ Xuân. Đồng thời phối hợp để tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân. Trọng tâm là tuyên truyền về nhận định tình hình thời tiết từ đó nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và các biện pháp về phương thức gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng...
- Trạm BVTV huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch Phòng, trừ sâu bệnh vụ Chiêm xuân, làm tốt công tác dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh phát sinh trong vụ và biện pháp phòng trừ hiệu quả để thông báo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện.
- Xí nghiệp KTCTTL huyện phối hợp với các HTXDVNN điều tiết đảm bảo đủ nước tưới cho các hộ nông dân làm đất, gieo cấy và chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ xuân. Thường xuyên kiểm tra, tu sửa máy móc, thiết bị; Tu bổ, sửa chữa các cống, các trạm bơm do Xí nghiệp quản lý để phục vụ tốt công tác tưới, tiêu.
- Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các địa phương có các dự án về giao thông và công nghiệp, cùng với chủ đầu tư kiểm tra, rà soát hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng khắc phục kịp thời các vướng mắc bảo đảm sản xuất phát triển.
- Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra tham mưu xử lý kịp thời việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Các ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên hưởng ứng phát triển sản xuất vụ Chiêm xuân để phát triền kinh tế hộ gia đình và góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vụ Chiêm xuân của huyện.
- Đài truyền thanh huyện, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Phương án sản xuất, về các biện pháp kỹ thuật và thị trường tiêu thụ...
- Cơ quan chuyên môn phục vụ nông nghiệp tăng cường xuống cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện của các xã, thị trấn.
Theo dõi sát tình hình thời tiết thủy văn để chủ động đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời khi gặp điều kiện thời tiết bất thường, cực đoan. Phản ảnh và báo cáo kịp thời những thuận lợi, khó khăn với Thường trực Huyện uỷ, Lãnh đạo UBND huyện.
2. Cấp xã
- Căn cứ Phương án sản xuất của huyện và điều kiện cụ thể của địa phương, sớm xây dựng kế hoạch sản xuất, Đảng ủy, UBND xã, thị trấn phải tập trung chỉ đạo các HTXDVNN, các hộ nông dân thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của địa phương (không phó thác cho HTXDV nông nghiệp).
- Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch dồn điền, đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng và thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm cơ cấu giống lúa, lịch gieo cấy theo đúng PASX đề ra. Tích cực áp dụng phương thức gieo cấy bằng mạ trên nền đất cứng, gieo thẳng.
Coi trọng công tác diệt chuột, tổ chức đánh bắt chuột đồng loạt và thường xuyên theo phương án.
- Chỉ đạo các HTXDV nông nghiệp mở rộng các khâu dịch vụ: Diệt chuột, bảo vệ thực vật, làm đất, cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ nông sản. Tăng cường bám sát từng thôn, tổ chức họp với nhân dân ở các thôn để bàn và thực hiện công tác quy vùng trồng rau màu, gieo cấy lúa chất lượng, lúa hàng hóa có bao tiêu sản phẩm ... 
- Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân dồn đổi ruộng, thuê, mượn ruộng để sản xuất lúa hàng hoá quy mô lớn.
3. Đề nghị
- Các đồng chí Thường vụ Huyện ủy phụ trách khu, Huyện ủy viên phụ trách các xã, thị trấn chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Phương án sản xuất đạt hiệu quả.
- MTTQ và các đoàn thể nhân dân huyện chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả Phương án sản xuất vụ Chiêm xuân, trong đó tập trung vào việc mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng, tổ chức sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, bao tiêu sản phẩm; Thực hiện lịch thời vụ, đúng kỹ thuật; Tích cực mở rộng diện tích trồng cây rau màu...
Trên đây là Phương án sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2015-2016. Yêu cầu các địa phương, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả./.


Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile