1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 33
  • Khách viếng thăm: 31
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 10013
  • Tháng hiện tại: 154866
  • Tổng lượt truy cập: 12560599

Hỏi - Đáp về Luật tố tụng hành chính năm 2015

Đăng lúc: Thứ năm - 19/01/2017 22:19 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 25 tháng 11 năm 2015 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật tố tụng hành chính năm 2015), Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế cho Luật tố tụng hành chính năm 2010.
Hỏi: Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 17 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì:
1. Trong tố tụng hành chính, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.
2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính trước Tòa án.
3. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Hỏi: Việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của Luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hành chính.
Hỏi: Quy định về đối thoại trong tố tụng hành chính?
Trả lời:
Điều 20 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
Hỏi: Quy định về bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính?
Trả lời:
Tại Điều 28 quy định:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tốt tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Hỏi: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong tố tụng hành chính?
Trả lời:
Điều 68 Luật tố tụng hành chính quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính bao gồm:
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Hỏi: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Trả lời:
Điều 66 Luật tố tụng hành chính quy định:
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Hỏi: Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Trả lời:
Tại Điều 67 Luật tố tụng hành chính quy định:
1. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Hỏi: Quy định về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính?
Trả lời:
Điều 78 Luật tố tụng hành chính quy định:
1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bảo sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cử để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Hỏi: Chứng cứ trong tố tụng hành chính là gì?
Trả lời:
Điều 80 Luật tố tụng hành chính quy định:
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Hỏi: Quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính?
Trả lời:
Điều 115 Luật tố tụng hành chính quy định:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó. 

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile