1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 49
  • Khách viếng thăm: 46
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 18102
  • Tháng hiện tại: 71576
  • Tổng lượt truy cập: 10880399

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

Đăng lúc: Thứ ba - 27/09/2016 20:59 - Người đăng bài viết: admin
CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM
1. Chuồng nuôi vịt, ngan... : Nếu nền chuồng bẩn có mùi hôi thì chỉ cần rắc bột BALASA N-01 đều lên mặt nền chuồng
2. Chuồng nuôi lợn : Nếu không làm đệm lót lên men thì có thể dùng chế phẩm BALASA N-01 để xử lý nền chuồng, nơi chứa phân, cống rãnh thoát nước thải để chống ô nhiễm.
3. Bể biogas, Bể phốt, cống rãnh : Dùng rất tốt trong thông tắc và xử lý bể phốt, cống rãnh; xử lý thông tắc bể biogas nhưng không làm mất gas
Liều dùng: 1 kg BALASA N01 dùng xử lý cho 10 m3 hoặc 100m2 bề mặt
 
CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG TRONG XỬ LÝ AO, HỒ
Dùng trong chuẩn bị ao nuôi, xử lý làm sạch đáy ao, kiểm soát chất lượng nước ...
Liều sử dụng: 1 kg BALASA NO1 dùng cho 500 m2 diện tích ao hồ hoặc 900 – 1.000 m3 nước.
Cách dùng: Có thể sử dụng theo 2 cách:
1- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm 2,5 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, sau đó mới rắc đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Mục đích của việc ủ lên men chế phẩm với bột để làm tăng lượng vi sinh vật, như vậy tác dụng xử lý sẽ nhanh và mạnh hơn
2- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô, cho vào thùng, cho thêm trên dưới 100 lít nước sạch, khuấy đều sau đó đậy kín, để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày. Khi dùng chỉ cần tưới đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Chú ý khuấy đều dịch men trong khi tưới.
Trong trường hợp đang nuôi, nước trong ao, hồ, đầm nhiễm bẩn, tôm cá bị bệnh nhiều . Khi dùng chế phẩm BALASA N-01 thì chỉ sau một thời gian tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, nước không còn mùi hôi và sẽ trong sạch trở lại và tôm cá sẽ không bị mắc bệnh
Khi rắc chế phẩm, tôm cá có ăn chế phẩm thì không hề có hại mà ngược lại có thể phòng trị tốt các bệnh truyền qua đường ruột.
 
         CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG ĐỂ XỬ LÝ PHÂN
Trong chăn nuôi trâu bò, lợn và gà đẻ lồng tầng…vì một lý do nào đó không thể thực hiện được “ Phương pháp chăn nuôi không mùi ” nên phải dọn phân hàng ngày với số lượng khá lớn, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống. Để biến khối lượng phân tươi này thành phân vi sinh hữu cơ, không còn mùi thối và có chất lượng cao để bón cho cây trồng, nuôi giun… thì sẽ dùng cách xử lý sau
Liều sử dụng: 1 kg BALASA-N01 dùng để xử lý 2- 3 tấn phân tươi
Cách nhân men:
Dùng 1 kg chế phẩm BALASA-N01 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm hơn 2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều ( đảm bảo độ ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, có mùi thơm và chua nhẹ là được.. Khi nào dùng đem men đã ủ lên men này trộn đều với 5 kg mùn cưa khô hoặc trấu nghiền. Mục đích của việc nhân men trên là để đảm bảo 1 kg chế phẩm có thể xử lý một khối lượng phân lớn.
Cách xử lý phân
1. Phương pháp ủ thành đống
Phương pháp này được thực hiện trên nền đất
Sau khi rải lớp phân dày 10 cm thì rắc đều một lượt men lên trên mặt, sau đó rắc 5 cm trấu hoặc rơm chặt ngắn hay xơ dừa khô lên trên (mục đích là hút ẩm và tạo độ xốp để lên men tốt). Tiếp tục làm như vậy để tạo thành một đống phân có nhiều lớp. Sau đó đậy thật kín để tránh nước mưa lọt vào trong
Phương pháp này cũng có thể thực hiện trong các hố được đào sâu xuống đất ( nơi đất cao không thấm nước) hoặc trong bể xây
Thời gian ủ trên dưới 1 tháng, khi nào thấy không còn mùi hôi của phân và phân khô tơi xốp là được
2. Trong trường hợp  nuôi gà, lợn phải thu dọn phân và bao thì có thể làm như sau
Cứ sau khi thu phân vào bao được một lớp dầy 10 cm thì răc một lượt men đều trên mặt và sau đó rắc một lớp trấu dầy 3 cm lên trên cứ làm như vậy thành nhiều lớp cho tới khi đủ 1 bao thì thật kín và để ở chỗ ấm để ủ.
Chú ý: Khi rắc men phải chú ý phân chia đều số lượng men để có thể rắc đủ cho một khối lượng phân cần ủ.
                          
                           Nguyễn Văn Trung- Phó Chủ tịch Hội Nông huyện Gia Lộc 

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile