1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 170
  • Khách viếng thăm: 168
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 18102
  • Tháng hiện tại: 71475
  • Tổng lượt truy cập: 10880298

NHỮNG MỐC SON QUAN TRỌNG TRONG HÀNH TRÌNH 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM; 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN HUYỆN GIA LỘC

Đăng lúc: Thứ hai - 09/10/2017 00:00 - Người đăng bài viết: admin
NHỮNG MỐC SON QUAN TRỌNG TRONG HÀNH TRÌNH 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM; 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN HUYỆN GIA LỘC

NHỮNG MỐC SON QUAN TRỌNG TRONG HÀNH TRÌNH 87 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM; 71 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN HUYỆN GIA LỘC

          1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
          Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10 năm 1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, Luận cương nêu rõ:“Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.
          Tại Hội quan trọng này đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.
          Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
          Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua VI kỳ Đại hội:
          Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ Nhất tổ chức từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 29 tháng 3 năm 1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
          Tham dự Đại hội có 613 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí và bầu 17 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Hồng Thất, Nguyễn Thành Thơ, Cầm Ngoan, Nguyễn Thị Huệ.
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Nông dân Việt Nam họp từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
          Dự Đại hội có 600 đại biểu. Đại hội đã bầu 77 đồng chí vào Ban Chấp hành và 14 Ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Huệ, Lò Văn Inh, Mai Thanh Ân (Bảy Khế).
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Nông dân Việt Nam khai mạc từ ngày 17 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.
          Tham dự Đại hội có 700 đại biểu. Đại hội đã quán triệt nhiệm vụ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Lê Văn Nhẫn, Lê Văn Sang (Hùng Kháng).
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Đây làĐại hội''Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển''.
          Tham dự Đại hội có 860 đại biểu. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Phạm Quang Tôn, Nguyễn Hữu Mai, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch.
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam được khai mạc từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
          Tham dự Đại hội có 1.175 đại biểu. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch, Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều.
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam được khai mạc từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 03 tháng 7 năm 2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
          Tham dự Đại hội có 1.169 đại biểu. Đại hội đã bầu 122 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều, Nguyễn Hồng Lý, Lại Xuân Môn.
          Phương hướng Đại hội VI là: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - đổi mới- chủ động- hội nhập - phát triển bền vững”, vai trò trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện Kết luận số 62 - KL/TW, ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với đẩy mạnh hợp tác tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trực tiếp và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam vững mạnh; đào tạo người nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ bản lĩnh chính trị, giữ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
          Đồng thời Đại hội cũng đã xác định các mục tiêu, như sau: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có đủ năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng và tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước xây dựng đội ngũ lao động nông thôn có tác phong công nghiệp, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, từng bước thực hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với 11 chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội cho trên 95% hội viên, nông dân. Phát triển hội viên mới, với trên 80% số hộ nông dân có hội viên nông dân. Cơ sở Hội khá và vững mạnh đạt trên 85%, giảm cơ sở Hội yếu kém xuống dưới 1%. Có 80% cán bộ chủ chốt ở cơ sở Hội có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo qui định; 80% cán bộ chi, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận và nghiệp vụ công tác Hội. 100% chi Hội có quỹ Hội, bình quân từ 30.000đ trở lên/hội viên/năm. Hằng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng trưởng 15% trở lên/năm. Hằng năm vận động từ 90% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 85% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hoá. 100% Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện; 80% Hội Nông dân cấp xã tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả. Hằng năm Hội Nông dân các cấp trực tiếp và phối hợp dạy nghề cho 220.000 nông dân; trong đó tỷ lệ có việc làm đạt 70% trở lên. 80% Hội Nông dân cấp xã hướng dẫn, tổ chức nông dân xây dựng được ít nhất một mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả.
          Để tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong những năm qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết chương trình công tác với hơn 40 Bộ, ngành.
          Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang Hội Nông dân Việt Nam 86 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội tiếp tục tổ chức tốt các phong trào nông dân để làm nên thắng lợi huy hoàng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam.. Trong 86 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương và giai cấp nông dân Hải Dương đã trải qua 8 kỳ đại Hội và đã đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được Đảng Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

         2. Hội Nông dân huyện Gia Lộc

          Hội Nông dân huyện Gia Lộc được thành lập vào tháng 11 năm 1946, trải qua 11 kỳ Đại hội, trong suốt 71 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Hội Nông dân huyện Gia Lộc có: 23 tổ chức cơ sở Hội, 133 chi hội ; 35.979 hội viên, bằng 134,7% so với hộ nông dân. Để tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành,  Hội Nông dân huyện Gia Lộc đã ký kết chương trình công tác với hơn 15 cơ quan, ban ngành.
         Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội, xây dựng nguồn lực Hội. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Qũy Hội Nông dân trong toàn huyện có 4.320,8 triệu đồng, cho 435 hộ vay, tăng 117 triệu đồng so với năm 2016, trung bình 120.100 đồng/HV, đạt 100,1% so với kế hoạch tỉnh giao. Trong đó, quỹ do BCH HND xã quản lý 1.226,6 triệu đồng, quỹ do chi hội quản lý 3.094,2 triệu đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân  do các cấp Hội quản lý là 5.442,122 triệu đồng, cho 291 hộ vay. Trong đó: Nguồn quỹ HTND ủy thác của Trung ương, tỉnh Hội là 4,3 tỷ đồng, cho 200 hộ vay; Quỹ HTND do huyện quản lý là 529,3 triệu đồng, cho 26 hộ vay, tăng 18,3 triệu đồng so với năm 2016; quỹ HTND cơ sở 970,7 triệu đồng, tăng 45,7 triệu đồng so với năm 2016, cho 60 hộ vay. Nguồn quỹ được kiểm tra, theo dõi chặt chẽ, các hộ vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
             Hội Nông dân huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Kết quả, chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến nay, Hội đang quản lý 95 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 2.257 hộ vay với dư nợ của  chương trình tín dụng chính sách là 71,682 tỷ đồng, tăng 1,610 tỷ đồng so với năm 2016. Hội Nông dân huyện  phối hợp tốt với Ngân hàng NN&PTNT và nâng tổng dư nợ là 57,3 tỷ đồng, tăng 6,2 tỷ đồng so với năm 2016, cho 716 hộ, 34 tổ vay vốn.
              Phát huy truyền thống của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân huyện Gia Lộc đã từng bước lớn mạnh về tổ chức, đội ngũ, nhiệm vụ của Hội đã thể hiện rõ vai trò của tổ chức Hội trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam. Tại đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 - 2018, Hội Nông dân huyện Gia Lộc đã xác định các mục tiêu: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có đủ năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng và tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước xây dựng đội ngũ lao động nông thôn có tác phong công nghiệp, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất. Với 12 chỉ tiêu chủ yếu tại Đại Hội đại biểu Hội Nông dân huyện lần thứ XI đề ra; Hội Nông dân huyênh đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 kháo XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ngày vì người nghèo”... Cụ thể là  tiếp tục đẩy mạnh 3 phong trào thi đua lớn của Hội, đó là: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.
          Với những kết quả nêu trên, chỉ riêng 05 năm gần đây, Hội Nông dân huyện Gia Lộc luôn được ấp ủy, chính quyền, Hội cấp trên đánh giá cao:  6 năm liền (2011 – 2016) được Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen và cờ đơn vị đạt thành tích xuất sắc nhất trong toàn tỉnh; được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen (2010  -2015) và cờ đơn vị cấp huyện có thành tích xuất sắc 5 năm (2007 – 2012) ; được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm giai đoạn 2010 – 2015; được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2011, 2014, 2015; 2016  được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen năm 2010 đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg  ngày 30/3/1999 của Thủ tướng chính phủ về “về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn”; năm 2015, được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc…
             Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, Hội Nông dân Việt Nam 87 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội tiếp tục tổ chức tốt các phong trào nông dân để làm nên thắng lợi huy hoàng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXV, Nghị quyết Đại Hội Hội Nông dân huyện lần thứ XI./.
 
            BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN HUYÊN GIA LỘC


Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile