1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 44
  • Khách viếng thăm: 43
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 8531
  • Tháng hiện tại: 83522
  • Tổng lượt truy cập: 10453222

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đăng lúc: Thứ sáu - 20/01/2017 10:13 - Người đăng bài viết: admin
Ngày 21/9/2016 UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 2576/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”. Để đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân nắm được chính sách, từ đó hăng hái tham gia thực hiện Đề án, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Ban Biên tập Bản tin HND tỉnh trích đăng nội dung chủ yếu phần cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án, cụ thể như sau:
              Ngày 21/9/2016 UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 2576/QĐ-UBND  về việc ban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”. Để đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân nắm được chính sách, từ đó hăng hái tham gia thực hiện Đề án, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Ban Biên tập Bản tin HND tỉnh trích đăng nội dung chủ yếu phần cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án, cụ thể như sau:
I. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Hỗ trợ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm
Hàng năm, hỗ trợ khoảng 2.000 ha lúa, 200 ha rau màu chuyên canh, 300 ha rau màu vụ đông, 200 ha cây ăn quả sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân, trang trại sản xuất lúa, rau màu, trái cây đảm bảo các điều kiện sau:
- Vùng sản xuất lúa có quy mô từ 30 ha/vùng trở lên, gieo cấy “1 vùng, 1 giống, 1 thời gian”; vùng sản xuất rau màu có quy mô từ 5 ha/vùng trở lên; vùng sản xuất trái cây có quy mô từ 10 ha/vùng trở lên.
- Mỗi vùng chỉ được hỗ trợ 1 lần trong giai đoạn 2016-2020.
- Có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ với doanh nghiệp, HTX…
- Cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo đúng hợp đồng đã ký và được cấp có thẩm quyền xác nhận.
          b) Nội dung và mức hỗ trợ
          * Đối với vùng sản xuất lúa hàng hóa:
          - Năm thứ nhất: Hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha/vụ.
          - Năm thứ hai: Hỗ trợ 1,6 triệu đồng/ha/vụ.
* Đối với vùng sản xuất chuyên canh rau màu:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 8 triệu đồng/ha/năm và hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật sản xuất rau màu an toàn 1,5 triệu đồng/ha.
          - Năm thứ hai: Hỗ trợ 6,6 triệu đồng/ha/năm.
* Đối với vùng sản xuất rau màu vụ đông:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 4 triệu đồng/ha/năm.
          - Năm thứ hai: Hỗ trợ 3,3 triệu đồng/ha/năm.
* Đối với vùng sản xuất trái cây:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 5  triệu đồng/ha/năm và hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn 1,5 triệu đồng/ha.
          - Năm thứ hai: Hỗ trợ 4 triệu đồng/ha/năm.
2. Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm cho vùng sản xuất chuyên canh rau màu
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm được khoảng 100ha vùng chuyên canh sản xuất rau màu tập trung.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân tham gia xây dựng vùng sản xuất rau màu chuyên canh đảm bảo các điều kiện sau:
- Quy mô 20 ha/vùng trở lên, liền vùng, liền thửa;
- Có dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nội dung và mức hỗ trợ
           Hỗ trợ 40 triệu đồng/ha.
3. Hỗ trợ thuê đất để tập trung, tích tụ ruộng đất xây dựng vùng sản xuất tập trung
Hàng năm, hỗ trợ thuê đất khoảng 200 ha vùng sản xuất tập trung.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để xây dựng vùng sản xuất tập trung đảm bảo các điều kiện sau:
- Có hợp đồng thuê đất, có phương án sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng đất được UBND cấp xã xác nhận.
- Quy mô từ 5 ha trở lên, thời hạn thuê tối thiểu 5 năm liên tục và liền vùng, liền thửa.
b) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 2 năm đầu, tính từ khi thuê đất, thực hiện thanh toán hỗ trợ theo từng năm.
4. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất thâm canh cao, tập trung
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng được 100ha vùng sản xuất thâm canh cao, tập trung.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Tổ chức, doanh nghiệp thuê đất để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh cao, tập trung đảm bảo các điều kiện sau:
          - Quy mô từ 50 ha trở lên, thời hạn thuê tối thiểu 20 năm liên tục và liền vùng, liền thửa.
- Có hợp đồng thuê đất, có phương án sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng đất được UBND cấp xã xác nhận.
- Có dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 2 năm đầu, tính từ khi thuê đất, thực hiện thanh toán hỗ trợ theo từng năm.
- Hỗ trợ 40% kinh phí cải tạo hệ thống thủy lợi và đường nội đồng nhưng không quá 60 triệu đồng/ha.
- Nếu dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 40% kinh phí để xây dựng các hạng mục nêu trên nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án.
5. Hỗ trợ chuyển đổi vùng chuyên canh lúa sang chuyên canh trồng hoa, cây rau màu, cây hàng năm và cây ăn quả tập trung
Hàng năm, hỗ trợ chuyển đổi được khoảng 600 ha đất chuyên lúa sang chuyên canh trồng hoa, cây rau màu, cây hàng năm và cây ăn quả tập trung.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân, trang trại tham gia chuyển đổi từ sản xuất lúa sang chuyên canh trồng hoa, cây rau màu, cây hàng năm và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn đảm bảo các điều kiện sau:
- Diện tích chuyển đổi tối thiểu 10 ha/vùng.
- Vùng chuyển đổi phù hợp với quy hoạch, định hướng chỉ đạo của địa phương và phải có đăng ký, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật.
b) Nội dung và mức hỗ trợ
 Hỗ trợ 1 lần 9 triệu đồng/ha.
6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khoảng 2 cơ sở  chăn nuôi bò, 15 cơ sở chăn nuôi lợn, 15 cơ sở chăn nuôi gia cầm.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 100 con lợn nái ngoại hoặc 500 con lợn thịt hoặc 7.000 con gia cầm thương phẩm hoặc 2.000 con gia cầm sinh sản hoặc 200 con bò thịt trở lên.
- Dự án có vị trí cách xa trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính với khoảng cách tối thiểu 100 m.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, … theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Theo quy mô của dự án: Hỗ trợ 3 triệu đồng/con lợn nái, 300 nghìn đồng/con lợn thịt, 80 nghìn đồng/con gia cầm sinh sản, 60 nghìn đồng/con gia cầm thương phẩm, 5 triệu đồng/bò thịt. Tổng mức hỗ trợ không quá 3 tỷ đồng/dự án.
7. Hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được khoảng 100 ha.
a)    Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ trang trại, hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầu tư tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đảm bảo các điều kiện sau:
- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có quy mô từ 20 ha trở lên;
- Vùng NTTS tập trung có quy hoạch, có dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 100 triệu đồng/ha kinh phí xây dựng hạ tầng vùng NTTS tập trung.
8. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng được 6.000 m2 nhà màng, nhà lưới.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới đảm bảo các điều kiện sau:
- Quy mô nhà màng, nhà lưới từ 500 m2 trở lên và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
- Nhà màng, nhà lưới có trang bị hệ thống tưới (máy bơm, dây dẫn, vòi phun…) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới.
- Sản xuất những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: rau, nấm, hoa, cây giống…
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100 nghìn đồng/m2 kinh phí xây dựng nhà màng.
- Hỗ trợ 50 nghìn đồng/m2 kinh phí xây dựng nhà lưới.
9. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp an toàn
9.1. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGap
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng mới được khoảng 100ha rau màu, 100ha cây ăn quả và 24 cơ sở chăn nuôi sản xuất theo quy trình VietGap.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp an toàn đảm bảo các điều kiện sau:
- Vùng chuyên canh rau màu, trái cây sản xuất theo quy trình VietGap có quy mô 5 ha/vùng trở lên, nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm như đã nêu ở điểm 1, phần I.
- Cơ sở chăn nuôi theo quy trình VietGAHP phải cách xa khu dân cư và có quy mô thường xuyên tập trung từ 300 con lợn thịt, 7.000 con gia cầm thịt, 200 con bò thịt trở lên.
- Các vùng, cơ sở sản xuất phải có hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp…
- Các vùng, cơ sở sản xuất phải có đăng ký, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Đối với vùng chuyên canh rau màu: Mức hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ vùng chuyên canh rau màu như đã nêu ở điểm 1, phần I và hỗ trợ 1 lần 5 triệu đồng/ha (tương đương 100%) kinh phí thuê chứng nhận VietGap.
- Đối với vùng sản xuất trái cây: Hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ vùng sản xuất trái cây như đã nêu ở điểm 1, phần I và hỗ trợ 1 lần 5 triệu đồng/ha (tương đương 100%) kinh phí thuê chứng nhận VietGap.
- Đối với cơ sở chăn nuôi: Hỗ trợ 1 lần 30 triệu đồng/cơ sở (tương đương 50%) kinh phí thuê chứng nhận VietGAHP.
9.2. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ
                   Hàng năm, hỗ trợ xây dựng mới được khoảng 50ha lúa, 50ha rau màu và 50 ha cây ăn quả sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đảm bảo các điều kiện sau:
- Vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ có quy mô 10 ha/vùng trở lên (riêng vụ mùa năm 2016 và năm 2017 có quy mô 5ha/vùng trở lên).
- Vùng chuyên canh rau màu, trái cây sản xuất theo hướng hữu cơ có quy mô 5ha/vùng trở lên (riêng năm 2016 và năm 2017 có quy mô 2ha/vùng trở lên).
- Các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ phải có đăng ký, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
* Đối với vùng sản xuất lúa:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 4 triệu đồng/ha/vụ và hỗ trợ kinh phí tập huấn 1,5 triệu đồng/ha.
- Năm thứ hai: Hỗ trợ 2,6 triệu đồng/ha/vụ.
* Đối với vùng sản xuất chuyên canh rau màu:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm và hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn 1,5 triệu đồng/ha.
- Năm thứ hai: Hỗ trợ 8 triệu đồng/ha/năm.
* Đối với vùng sản xuất trái cây:
- Năm thứ nhất: Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm và hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn 1,5 triệu đồng/ha.
- Năm thứ hai: Hỗ trợ 8 triệu đồng/ha/năm.
10. Lĩnh vực bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
10.1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng được 1-2 dự án đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Doanh nghiệp có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản đảm bảo các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt;
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy mô công suất tối thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu nông, lâm, thủy sản chính trên địa bàn tỉnh.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ tối đa 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng.
10.2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
Hàng năm, hỗ trợ xây dựng được 1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở tập trung giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo các điều kiện sau:
- Công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi dự án phải đạt tối thiểu 30 con trâu, bò hoặc 100 con lợn hoặc 1.000 con gia cầm. Đối với cơ sở giết mổ hỗn hợp gia súc, gia cầm quy đổi 01 con trâu, bò tương đương với 04 con lợn hoặc tương đương với 40 con gia cầm; 01 con lợn tương đương với 10 con gia cầm.
- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm,… theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ thấp nhất 500 triệu đồng/cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với cơ sở có công suất giết mổ lớn hơn so với quy định thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng theo quy mô đầu con./.
          II. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
          Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 3.602 tỷ đồng, trong đó:
          - Kinh phí Nhà nước hỗ trợ: 341,5 tỷ đồng (Chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp là 142 tỷ đồng; Đầu tư phát triển Khoa học và Công nghệ là 57,5 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng cơ bản là 142 tỷ đồng).
          - Kinh phí của dân: 3.260 tỷ đồng.
 
1*Ghi chú: Cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở cần liên hệ với Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn để hiểu rõ chi tiết nội dung của Đề án; đồng thời tích cực vận động, tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia và hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án./.
 
 

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile