1

Thống Kê

  • Đang truy cập: 25
  • Hôm nay: 9311
  • Tháng hiện tại: 238626
  • Tổng lượt truy cập: 6694928

Bài 1: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT HỘ GIA ĐÌNH

Đăng lúc: Thứ ba - 04/04/2017 22:01 - Người đăng bài viết: admin
 
                                                               DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 
ASXH An sinh xã hội
BHTN Bảo hiểm Thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHXHVN Bảo hiểm xã hội Việt Nam
BHYT Bảo hiểm Y tế
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTĐ Chữ thập đỏ
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSYT Cơ sở y tế
GDSK Giáo dục sức khỏe
HĐQL Hội đồng quản lý
KCBBHYT Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
PN Phụ nữ
TĐHV Thay đổi hành vi
TN Thanh niên
TP Thành phố
TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi
UBND Uỷ ban Nhân dân



MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
          * Trình bày được khái niệm về BHXH tự nguyện, Bảo hiêm y tế;
          * Xác định được đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình;
          * Phân tích được mức đóng, phương thức đóng, thời điểm đóng, quyền lợi và mức hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện;
          * Phân tích được thủ tục tham gia, mức đóng, phương thức và thời hạn sử dụng thẻ, quyền lợi của người tham gia BHYT theo hộ gia đình;
A.  MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA BHXH TỰ NGUYỆN
          I. BHXH tự nguyện: là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
          II. Đối tượng tham gia:
          Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
          Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố, khu phố; Người lao động giúp việc gia đình; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương, xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
          III. Mức đóng
          1. Mức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
          2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn  theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: thời điểm tháng 9/2016 là 700.000đồng/tháng (theo Quyết  định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về  việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016-2020) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
          Cụ thể:
     + Mức thấp nhất: 700.000 đồng x 22% = 154.000 đồng/ 1 tháng (quy định cũ là:  22% x 1.210.000 đồng = 266.200 đồng).
     +  Mức cao nhất: 24.200.000 đồng x 22% = 5.324.000 đồng/ 1 tháng.
          3. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
          IV. Phương thức và thời điểm đóng
          - Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng :
          a. Đóng hằng tháng, thời điểm đóng trong tháng;
          b. Đóng 03 tháng một lần, thời điểm đóng 03 tháng;
          c. Đóng 06 tháng một lần, thời điểm đóng trong 04 tháng đầu;
          d. Đóng 12 tháng một lần, thời điểm đóng trong 07 tháng đầu;
          đ. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
          e. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
          Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
          Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.
          Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXHVN công bố của năm trước liền kề với năm đóng.                          
          V. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ của Nhà nước
          Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
          a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
          b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
          c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
          Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
          Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018.
          VI. Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
          1 Chế độ Hưu trí
          - Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
          -  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
          +) Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
          +) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
          +) Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
 

Năm nghỉ hưu Số năm đóng BHXH tương ứng với
tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm
          2. Chế độ tử tuất
          a. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
          b. Trợ cấp mai táng:
          - Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
          + Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
          + Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên;
          + Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
          - Trợ cấp tuất hằng tháng: Người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định:
          + Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
          + Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
          + Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên.
          - Trợ cấp tuất một lần
          + Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
          + Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết mà thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
VII. Hồ sơ đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng
01 Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TKHYPERLINK "Mau%20TK01-TS.doc"0HYPERLINK "Mau%20TK01-TS.doc"1-TS).
VIII. Quy trình thu
          - Kê khai và nộp hồ sơ;
          - Đóng tiền: Người tham gia nộp tiền cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH (trong trường hợp đăng ký tham gia lần đầu tại BHXH huyện) theo phương thức đăng ký.
          - Nhận sổ BHXH do cơ quan BHXH cấp.
          - Nhận thông báo kết quả đóng BHXH hoặc nhận thông tin xác nhận thời gian đóng BHXH hàng năm do cơ quan BHXH cung cấp thông qua trang Web://bhxhquangbinh.vn hoặc tại Đại lý thu.
          IX. Trách nhiệm của người tham gia
          - Lập và kê khai đầy đủ hồ sơ theo quy định.
          - Nộp hồ sơ: Người tham gia BHXH tự nguyện nộp hồ sơ cho Đại lý thu tại xã, phường, thị trấn hoặc qua hệ thống Bưu Điện (danh sách cụ thể trên trang Web).
          - Nộp tiền: Theo phương thức đã đăng ký cho Đại lý thu.
 
          B. BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
          Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
          I. Đối tượng tham gia:
          Luật quy định Hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (Trừ các thành viên đã tham gia theo các nhóm đối tượng BHYT khác và người đã khai báo tạm vắng với Chính quyền địa phương).
          II. Thủ tục tham gia:
          Để tham gia BHYT hộ gia đình, hộ gia đình có trách nhiệm kê khai chính xác toàn bộ thành viên trong Hộ gia đình vào danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) theo hướng dẫn của đại lý thu (UBND xã, phương, thị trấn, điểm bưu điểm văn hóa xã, Hội Nông dân).
          III. Mức đóng, mức hỗ trợ của Nhà nước
          - Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở (hiện nay 1.210.000 đồng).
          - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo thuộc QĐ 797/QĐ-TTg được NSNN hỗ trợ 70%, tự đóng 30%.
          - Tham gia theo hộ gia đình thì được giảm trừ mức đóng, cụ thể như sau:
          + Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở (hiện nay là 653.400 đồng/12 tháng/1 người);
          + Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
          + Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
          + Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
          + Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
           Cụ thể, mức lương cơ sở hiện nay là: 1.210.000 đồng/tháng (thời điểrm 9/2016)
          - Mức đóng BHYT 1 tháng là: 1.210.000 đ x4,5% = 54.450 đ/tháng;
          - Mức đóng BHYT 1 năm của người thứ nhất trong hộ gia đình là 54.450đ/tháng x12 tháng = 653.400 đồng

STT Thành viên trong hộ gia đình Giảm trừ Số tiền
1 Người thứ nhất 653.400đ x100% 653.400 đ
2 Người thứ hai 653.400 đ x70% 457.380 đ
3 Người thứ ba 653.400 đ x60% 392.040 đ
4 Người thứ tư 653.400 đ x50% 362.700 đ
5 Người thứ năm trở đi 653.400 đ x40% 261.360 đ
Người tham gia được lựa chọn 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm đóng BHYT một lần.
          Lưu ý: Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 41.
          IV. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT
          - Đối với người cận nghèo 797/QĐ-TTg và người thuộc hộ gia đình làm NLND có mức sống trung bình: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn được hưởng theo Quyết định phê duyệt danh sách của UBND cấp huyện.
          - Đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT không quá 12 tháng, từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT
          - Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.
          V. Quyền lợi của người tham gia BHYT hộ gia đình
          5.1 Được cấp thẻ BHYT
          5.2 Được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào sau ngày 19 của tháng cuối quý.
          5.3 Người tham gia BHYT hộ gia đình được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con;
          5.4 Được quỹ BHYT thanh toán chi phí đi khám, chữa bệnh.
          a) Khi người tham gia BHYT hộ gia đình đi khám chữa bệnh đúng quy định:
          - Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh, người bệnh cùng chi trả 20%. Trường hợp tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh thì chỉ được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo giá dịch vụ hiện hành của nhà nước áp dụng cho cơ sở KCB đó và theo các mức hưởng nêu trên.
          - Được quỹ BHYT thnah toán 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp nhất 15% mức lương cơ sở (181.500 đồng thời điểm tháng 9/2016) hoặc khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
          - Được quỹ BHYT thánh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
          - Người tham gia BHYT hộ gia đình liên tục từ 36 tháng trở lên khi sử dụng thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghep ngoài danh mục do Bộ y tế quy định nhưng đã được phép lưu hành tại Việt Nam và theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, quỹ BHYT thanh toán 50% chi phí thuốc theo mức hưởng của từng đối tượng.
          b) Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến: Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
          - Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
          - Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điêu trí nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước.
          VI. Thủ tục đi khám chữa bệnh BHYT
          - Đi khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, nếu vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật có giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB chuyển đi; trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB và đi đúng thời gian được ghi trong giấy hẹn.
          - Thực hiện đầy đủ thủ tục KCB BHYT, bao gồm: xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
          - Trường hợp cấp cứu, được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện.
          VII. Các trường hợp không được hưởng BHYT:
          - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng
          - Khám sức khỏe
          - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị
          - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
          - Sử dụng thẩm mỹ.
          - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
          - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
          - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
          - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
          - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
          VIII. Trách nhiệm của người tham gia BHYT
          a. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHYT, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình, quy định của BHXH VN.
          b. Khi ngừng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng.
          c. Tự bảo quản thẻ BHYT.
          d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHYT.
          IX. Nhiệm vụ của đại lý
          - Nộp hồ sơ và số tiền đã thu cho cơ quan BHXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia, trường hợp số tiền thu lớn hơn 10 tháng lương cơ sở thì phải nộp ngay cho cơ quan BHXH trong ngày.
          - Nhận sổ BHXH, thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người tham gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận tại cơ quan BHXH.
          - Mở sổ theo dõi người tham gia theo từng đối tượng; sổ giao nhận sổ BHXH, thẻ BHYT và các thông tin về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
          - Nhận danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến hạn phải đóng (mẫu D08a-TS) gửi đến người tham gia để tuyên truyền, vận động người tham gia tiếp tục tham gia BHYT và đôn đốc người tham gia BHXH tự nguyện đóng tiền theo phương thức đăng ký.
          - Hằng tháng: các Đại lý đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu (Mẫu C17-TS) với cơ quan BHXH
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hội Nông dân huyện Gia Lộc
Xem bản: Desktop | Mobile